Tộc Đoàn Đông Yên

Hạt giống Đoàn Tộc Đông yên khởi nguồn từ ông Thái Thỉ Tổ ĐOÀN ĐẠI LANG tự là An Phận, cùng bà Nhứt nương hiệu An Tâm. Nguyên quán tỉnh Hải Dương, Phủ thừa tuyền hạ hồng, Huyện Gia Phước, xã Khuôn Phụ.

Cụ nghè Đoàn Đại Lang

Ông, Bà sanh hạ 1 trai và 1 gái

Trai là ông Đoàn Công Huyền

Gái là bà Đoàn Thị Yểm

ĐỜI VUA LÊ HIỂN TÔNG (1760)

Năm 1306 Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để nhận vật sính lễ là 2 châu Ô, châu Rí (Lý), tháng 1 năm 1307 nhà vua cử Ngự sử Trung tán kiêm hành khiển tham tri chính sự Đoàn Nhữ Hài vào Thuận Hóa vỗ yên nhân dân trong vùng, đi theo đó là con cháu và các gia đình bộ tướng của Đoàn Nhữ Hài; Tiếp theo đó qua các thời kỳ biến động của đất nước, tiền nhân họ Đoàn tiếp tục theo quân chinh phạt Chiêm Thành vào định cư đất Thuận hóa như đời vua Lê Nhân Tông Thái hòa năm thứ 3 (1445) đem quân vào chinh phạt vua Chiêm Bí Cái; đời vua Lê Thánh Tông Hồng Đức năm thứ 2 (1471) đem quân chinh phạt vua Chiêm Trà Toàn

Từ cụ Đoàn Nhữ Hài (1280-1335) đến cụ Đoàn Đại Lang (năm 1471) khi vua Lê thánh Tông vào Quảng Nam có khoảng cách thời gian khoảng 140 năm. Trong giai đoạn này nước ta trải qua Nhà Hồ (1400 -1412) rồi giặc Minh đô hộ. Đến năm 1428 Lê Lợi khởi nghĩa và làm lễ lên ngôi Hoàng đế ở thành Đông Kinh (Thăng Long) khôi phục tên nước Đại Việt mở đầu triều đại nhà Lê. (Gọi là nhà hậu Lê để phân biệt với nhà tiền Lê của Lê Đại Hành trước kia). Nhà Lê giữ quyền từ 1428-1527. Trong các bộ gia phả của họ Đoàn chỉ ghi cụ Đoàn Đại Lang là hậu duệ của cụ Đoàn Nhữ Hài mà không chắp nối được chi tiết.

Cũng như gia phả hiện nay của Họ Đoàn ở Diễn Châu Nghệ An chỉ ghi chép từ năm Quý Mùi (1483) Tổ là Đoàn Bá Tuân được Lê Thánh Tông cử trấn thủ Hải Dương đến nay trên 20 đời của 535 năm lịch sử.

Gia phả do cụ Đoàn Huệ Hải (là con tứ 3 của cụ Đoàn Trạch Quỹ, ở làng Minh Tự - xã Diễn Bình - Diễn Châu - Nghệ An) cho biết: cụ thỉ tổ là Đoàn Bá Tuân là hậu duệ của cụ Đoàn Văn Khâm, nguyên quán làng Cổ Phúc, Huyện Kim Môn, tỉnh Hải D­ương. Cụ Đoàn Bá Tuân đ­ược Vua Lê Thánh Tông giao trấn thủ Hải Dương. Năm 1513 do loạn lạc dưới triều Lê Tư­ơng Dực bị giặc giết. Con cụ là Đoàn Bá Khởi chạy vào Nghệ An phát triển thành một Họ Đoàn khá lớn trên đất Nghệ An, rồi vào đến miền Trung Nam Bộ.

Có lẽ ở đây con cháu cần tìm thêm tư liệu để làm rõ giai đoạn lịch sử này… Sách Cương mục, sau khi tường thuật lý do thân chinh của vua Lê Thánh Tông, diễn biến cuộc hành quân và đánh thành Chà Bàn y như Toàn thư, ghi tiếp: “Vệ quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn lên trước mặt vua, nhà vua ban chỉ dụ hỏi han yên ủi, sai dẫn cho ra ở ngoài ti trấn điện. Bèn hạ chiếu đem quân về...Có lẽ Cụ Đoàn Đại Lang quê Khuông Phụ nhưng là con cháu theo cụ Đoàn Nhữ Hài vào Thuận Hóa.

Xư­a có tên là làng Khuông, thuộc tổng Ph­ương Duy, làng nằm sát sông Đĩnh Đào, từ ngã ba sông Trõ đến ngã ba sông Rồng. Sau cách mạng tháng Tám làng thuộc xã Dân Chủ, đến năm 1948 là một làng thuộc xã Yết Kiêu cho đến nay. Làng có 10 dòng họ cùng sống quần tụ đoàn kết bên nhau.

Bát hương cổ của họ ĐOÀN tại Đình Làng Khuông Phụ, theo lời kể của những người họ Đoàn tại làng thì có niên đại khoảng 700 đến 800 năm. Trên bát hương có hai chữ Đại Vương.

Theo văn bia, làng Khuông Phụ có từ thời tiền Lê (thế kỷ thứ XI), trong cổ sử làng đã có các vị tiên hiền như­ cụ nghè Đoàn Đại Lang, khoá sinh Đoàn Văn Lục, Đoàn Văn Khánh, cụ đồ nho Đoàn Văn Sỡi...

Ngày nay phần mộ Quan Nghè Đoàn Đại Lang còn ở làng Khuông Phụ, Gia Lộc Hải Dương.

Mộ ông nghè Đoàn Đại Lang Kỵ ngày 3 tháng 3

CĂN CỨ THEO TÔNG ĐỒ PHỔ HỆ DO ÔNG ĐOÀN CÔNG LỄ SOẠN THUẬT VÀO NĂM CẢNH HƯNG THỨ 20,

Cụ là người xã Khuôn Phụ, huyện Gia Phước, phủ Thừa Tuyên, Hải Dương. Cụ vào định cư ở Duy Xuyên - Quảng Nam, Trú tại xã Ba Châu, huyện Hà Đông, phủ Thăng Ba, xứ Quảng Nam.

Cụ làm Cai cơ, theo Lê Thánh Tông đi đánh giặc Nam chinh.

Trong năm Lê Hồng Đức (1470-1497), có sắc lệnh trưng binh, cụ mang vợ con theo phò vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, lập công bắt được tướng Chiêm Thành là Trà Toản, sau khi vua đánh giặc đã xong, vua bèn hạ chiếu cho tướng sĩ ban sự hồi trào,

Vào đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức nguyên niên (1+70) ông phò vua dẹp loạn Chiêm Thành, lập nên công lớn trong việc bắt vua Chiêm là Trà Toàn Chiếm sự xong vua hạ chiếu ban sự hồi trào.

Bản đồ tỉnh Quảng Nam của nhà Nguyễn Việt Nam in trong Đại Nam nhất thống chí

Trong gia phả ghi rõ : Mả ông bà đồng tán ở xã Khuông Phụ

Còn cụ Đoàn Công Huyền tấu cùng vua Lê xin ở lại tỉnh Quảng Nam, quy dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất thành lập xã hiệu lúc bấy giờ ở Quảng Nam Lúc bấy giờ ông Đoàn Công Huyền, ông Đoàn Công Nhạn quy dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất thành lập xã hiệu lúc bấy giờ gọi là Quảng Nam Xứ, Tên đất Quảng Nam xuất hiện từ năm Hồng Đức thứ 2 (tháng 6-1471, do vua Lê Thánh Tông đặt cho dải đất vừa chinh phục được, dài đến cuối huyện Tuy Phước - Phú Yên ngày nay). “Quảng Nam thừa tuyên” có nghĩa là “đất mở rộng về phía Nam, vâng lệnh vua để tuyên dương đức hóa”.

Khi đức chúa Tiên vào chấn đất Thuận Hóa và Quảng Nam, đóng đồn chú quân ở xã Ái Tử lúc bấy giờ năm 1569 . Tiên tổ ông Đoàn Công Nhạn theo phò Đức chúa Tiên, từng trấn có công, Đức chúa Tiên phong ông Đoàn Công Nhạn là Tham Tướng Chơn Nguyên Hầu. Kế sau đó có sắc lệnh ông Đoàn Công Nhạn kiêm chức các Châu thuộc Quảng Nam trấn đến Phủ Thăng Hoa và cả Châu thuộc Quảng Nam Trấn. Lúc bấy giờ dân chùng đều theo ông hầu hạ, thuộc quyền kiểm soát của ông. Sau ông có người con gái út Đoàn Thị Ngọc được triệu vào cung phong làm Hoàng Hậu. Ông Đoàn Công Nhạn được phong chức Quận Công.

Ông Tham Tướng Chơn thiết lập một thôn ở chợ Cuối ( Tục xưng sông chợ Cuối) là Đông yên Đông giáp để người con trưởng của ông là Khám Lý Sầm oai hầu Đoàn Công Quảng ở đó.

Ông ĐOÀN CÔNG HUYỀN

Lăng mộ Ông Đoàn Công Huyền.

Kỵ ngày 10-6

Vậy ông Thỉ của chúng ta là ông “Bổn Canh Khai Cơ Đoàn Công Huyền vợ là bà Đào Thị Có, sanh hạ được 3 trai và 3 gái.

1./ Đặc Tấn Phụ Quốc, Thượng Tướng Quận, Cẩm y vệ, Đô chỉ huy sứ, tụ chỉ huy sức chưởng vệ sự thạch cuốn Đoàn Công Nhạn. Sinh năm 1549 . Kỵ ngày 5/11

2./ Cai xã vệ thắng Bá Hầu Đoàn Công Tín (còn gọi là ông Tấn ). Sinh năm Quý Sửu 1553 , Kỵ ngày 10/9

3./ Ông Đoàn Công Luận.

Ba người con gái là :

– Bà Đoàn Thị Dũ

-Bà Đoàn Thị Sa

-Bà Đoàn Thị Dữ

Như vậy tộc Đông Yên có 3 phái :


Cổng chính nhà thờ Đông yên và Đền Đứ bà Đoàn Quý Phi

PHÁI NHỨT 1.1

1.1 Đặc tấn phụ quốc, Thượng tướng quân, cẩm y vệ, Dô chỉ huy sức, ty chỉ tuyên huy sức chưởng vệ sự Thạch Quận Công ĐOÀN CÔNG NHẠN. Sinh năm 1549, Kỵ ngày 5/11 Mộ ông và vợ đồng tán ở xã Chiêm Sơn.

Ông được Chu Tiên phong “Tham tướng Chơn Nguyên Hầu” củ soát các huyện Ông có nhị thê :

a./ Chánh thất bà LÊ THỊ DUYÊN sanh hạ 4 trai và 1 gái

1.1.1./ Phò ma Đoàn Công Khanh (Hứa) vô tự (không có con trai) sinh năm .

1.1.2./ Ông Khám Lý Sầm oai hầu Đoàn Công Quảng (Đông yên Đông) sinh năm canh dần 1590

1.1.3./ Ông Quốc cựu Đoàn Công Vi (Di) (Dực) ở tại Duy Trinh, Duy Xuyên

1.1.4./ Ông Quốc cựu Đoàn Công Minh (Lập) ở tại Duy Trinh, Duy Xuyên

Bốn ông đều được chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần phong “quốc cực”

1.1.5 Gái là bà Đoàn Thị Cường

b./ Thứ thất bà Võ Thị Ngọc Thành, sanh hạ 1 gái là Đức Bà Hiếu chiêu Vương Hoang Hậu Đoàn Thị Ngọc Phi , sinh năm 1601

Nhị nữ Đoàn Thị Cường

Tam nữ: Đoàn Thị Thạnh

1.1.2 Đặc Tấn Phụ Quốc, Thượng Tướng quân, Cẩm y vệ, đô chỉ huy sứ, ty chỉ huy sức thông chưởng quân quốc trọng sự tống Đốc quan, Tặng “Quốc cực, Khám lý sẩm oai hầu Đoàn Công Quãng ông cùng bà Đặng Thị Huệ sanh hạ được 3 trai và 5 trai. Ông đứcng tiền hiền làng Đông Giáp tức là Đong Khương bây giờ.

Ba trai là :

1.1.2.1 Chưởng kỳ vệ sự nghĩa sơn hâu Đoàn Công Gia, sanh hạ con cháu tại Đông Giáp.

1.1.2.2 Chưởng Khám Lý Thắng Sơn ….. Đoàn Công Đợi, sanh hạ con cháu và đứng Tiền Hiền Tại Trung Thái (chợ Chùa) Duy An, Duy Xuyên.

1.1.2.3 Cai phủ trang sơn hầu Đoàn Công Huy, con cháu hiện phần đông sanh cư tại TP.HCM.

PHÁI NHÌ

Cai xã vệ thắng Bá Hầu Đoàn Công Tín còn gọi là ông Tấn. Ông có nhị thê:

a./ Chánh thất bà NGUYỄN THỊ CÓ sanh hạ 8 trai và 2 gái

b./ Thứ nhất bà ĐẶNG THỊ NIN (tức là bà Hè) sanh hạ 2 trai và 2 gái

…. Đoàn Công An => sanh con cháu ở Tân An, Quế Sơn

Bình Đào, Bình Triều thăng bình

2./ Ông Trọng Đoàn Công Hiến => không thấy ghi chú ở đâu

3./ Ông Triều Đoàn Công Kiểm => sanh con cháu ở An Lâm, Duy Hòa, Duy Xuyên.

4./ Ông Cẩm Đoàn Công Quới => sanh con cháu ở Ngọc họ, Tam Kỳ

5./ Ông Phú Đoàn Công Bổn => sanh con cháu ở Duy Trinh, Duy Xuyên.

6./ Ông Ký Đoàn Công Tá => sanh con cháu ở Ngọc Sa, Điệu Bàn

7./ Ông Diệu Đoàn Công Triều => sanh con cháu ở Quế Trạch, Mông Lãnh, Quế Sơn, Bình Chánh, Bình Định, Thăng Bình.

8./ Ông Đoàn Công Diên => sanh con cháu ở Xuân Phú, Quế Sơn.

9./ Ông Đoàn Công Thế

10./ Ông Đoàn Công Tùng

Ảnh nhà thờ phái 3

PHÁI BA

Ông Đoàn Công Luận, ông có tam thê.

a./ Chánh thất bà Kim sanh hạ 4 gái

b./ Thứ thất bà Phạm Thị Nhị Nương sanh hạ 4 trai

c./ Thứ thất bà Nguyễn Thị Phú sanh hạ 1 gái

Bốn người con trai :

1./ Ông Đoàn Công Trần không có con trai

2./ Ông Đoàn Công Hải không có con trai

3./ Ông Đoàn Công Danh sanh hạ ông Đoàn Công Thắng con cháu hiện sanh cư tại Phiếm Ai, Hòa Duân, Đại Lộc.

4./ Ông Đoàn Công Lâm không có con trai

Để rút gọn theo tôn đồ hiện có xin tóm lượt như sau :

Cháu 4 đời của ông Thỉ trở xuống

Ông Đoàn Công Nghĩa sanh con cháu lại thăng bình.

sanh con cháu lại thăng bình.

-Cháu 5 đời của ông Thỉ trở xuống

Ông Kim Tài Hầu Đoàn Công Luân sanh con cháu lại Tam Kỳ, Núi Thành

Ông Đoàn Công Phương sanh con cháu tại Tây Thành, Nam Bộ.

-Cháu 7 đời của ông Thỉ trở xuống

Ông Đoàn Công Nghĩa sanh con cháu tại Hòa Duân, Đại Nghĩa huyện Đại Lộc.

-Cháu 8 đời của ông Thỉ

Ông Đoàn Công Tuyên sanh con cháu ở Đông Phú, Quế Sơn

-Cháu 9 đời của ông Thỉ

Ông Đoàn Công Đạo sanh con cháu ở Đông Phú, Quế Sơn

-Cháu 11 đời của ông Thỉ

Ông Đoàn Công Mạo sanh con cháu ở Định Quán, Lâm Đồng và Sài Gòn

Kính thưa bà con nội ngoại thân tộc;

Thời Gian đã quá dài hơn 5 thế kỷ trôi qua, con cháu càng ngày càng đông lại thêm đất nước bị chiến tranh liên tục và kéo dài, làm sao tránh khỏi mất mát, thất lạc. Nhưng tộc chưa đủ điều kiện, kế hoạch thống kê, bổ sung lược thuật tất ảc các chi phái dòng tộc, bầu làm nền tảng căn bản cho tộc và đảm bảo tương lai cho con cháu mai hậu. Hơn nữa việc sưu tra lại gặp lắm khó khăn trở ngại, văn kiện lưu trữ đã quá lâu bị hư rách, sự khác biệt giữa chữ Nho và Quốc Ngữ.

Các vị cao niên am tường Nho ngữ cũng đã mòn mỏi khá nhiều, lớp trẻ kế thừa lại không rành rẻ, hoặc không biết chữ nho. Điều nầy cũng là nổi bâng khuân, trăn trở chung của mọi người. Việc sao dịch thành Quốc Ngữ là việc phải làm để con cháu dễ truy tìm.

Kính thưa tất cả bà con

Nhưng dù sao đi nữa đã là tộc Đoàn thì đều cùng một dòng máu mà sanh ra. Vậy tộc kêu gọi tất cả con cháu, anh em thực hiện các điều sau đây.

1./ Bất kỳ ở đâu họp lại cũng đều phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau hết lòng vì ruột thịt. Thật lòng xây dựng cho nhau trở thành người công dân tốt, hữu ích cho tộc, cho xã hội. Biết sai để sửa, trọn đời gắn bó với tộc.

2./ Nghiêm cấm quan hệ nam nữ, hôn nhân dù là kẻ Nam người Bắc gặp nhau. Kể cả con cháu ngoại 3 đời trở lại. Đây là luân thường của dòng họ là đạo lý của dân tộc.

3./ Chữ lót của dòng họ ta là chữ “CÔNG”. Vậy đề nghị con cháu nên giữ nguyên đừng tùy tiện thay đổi theo ý thích riêng của mình, để giữ sự thống nhất và bảo vệ truyền thống của dòng họ, hầu tránh sự nhằm lẫn lệch lạc đáng tiếc có thể xảy ra ở mai hậu.

4./ Tộc nhắc lại thể lệ của Tộc đã có từ trước đến nay, đã là con trai của tộc thù sau khi lập gia đình là một thành viên công dân tộc, kể cả con gái có lòng hiếu nghĩa nghĩ đến ông bà tổ tiên đều có quyền hạn, bổn phận và nghĩa vụ đối với gia tộc.

5./ Con cháu thừa truyền các chi nhánh phải có trách nhiệm và bổn phận về việc tu tảo phần mộ ông bà, trùng tu, bải quản từ đường, bảo vệ di sản của tổ tiên dòng họ. Lập hoặc nhật tu tạo đồ phổ hệ theo từng chi nhánh của mình, để tạo điều kiện giúp tộc tu chỉnh tôn đồ phổ hệ toàn tộc sớm được đầy đủ và chính xác hơn.

Kính chúc vạn thọ an khương

Cầu chúc tình thâm gia tộc đời đời bền vững

Cầu hồng ân tiên tổ gia hộ tất cả chúng ta vạn sự an lành

Trân trọng kính chào tất cả bà con

Ban biên tập lịch sử và phát triển đoàn tộc Đông Yên

ĐOÀN CÔNG BÁ

TM.HỘI ĐỒNG GIA TỘC ĐOÀN TỘC

Tại xã Hà Lâm đến năm canh dần (2010)

“Ông Tổ dựng nghiệp đầu tiên của họ Đoàn tại trại Hoa Lâm – huyện Tống Sơn – tỉnh Thanh Hóa quê ở huyện Diên Phúc – Tỉnh Quảng Nam, từng là đất trồng dâu nuôi tằm.

Năm Canh Thân (1560) niên hiệu Quảng Bảo, ông đi lính đóng ở Gia Mưu – Tống Sơn – Thanh Hóa. Năm Kỷ Tỵ (1569) ông xuất ngũ về quê. Năm Canh Ngọ (1570) vợ chồng tìm nơi lập nghiệp.

Tới vùng đất ven sông Chiếu Bạch có núi Yên Sơn (Đá Cu), Hinh Sơn (Đá Dây), Châu Sơn (Núi Chùa), Tùng Sơn (Bãi Nghè), Dong Sơn thuộc huyện Tống Sơn – Thanh Hóa. Tới đây gặp một gia đình họ Mai, đến từ năm Đinh Mão (1566). Cây cối rậm rạp um tùm xanh tốt, lại có nhiều chim thú, thật là đất đai phì nhiêu, lại đẹp, vợ chồng quyết định chọn nơi lập nghiệp, lấy tên là trại Hoa Lâm”.

Đoạn trên là trích lời tựa của ông Hữu Dụng (Pháp Thân) đời thứ 3 ghi trong quyển gia phả năm Tân Hợi (1671) niên hiệu Đức Nguyên bằng chữ Hán.

Như vậy họ ta vốn đã có gia phả, đến đời thứ 4, ông Pháp Tuân ghi tiếp, đời thứ 10 ông Hữu Bảo nối theo, cho đến đời thứ 12 quyển gia phả của ông Khắc Cần để lại.

Nhưng sau nhiều binh biến bị thất lạc, việc xa xưa tra cứu cho tới nay đã qua 16 đời, với thời gian, công lao của các đời trước vì đâu mà có, đáng cho đời sau suy nghĩ, kế đó mà thi thư nối nghiệp, trung hậu truyền gia.

Đến nay chúng ta có nhiều con cháu có học vị cao như cử nhân – bác sĩ – giáo sư – kỹ sư trên các lĩnh vực, tuy chưa dám nói là thế gia lệch tộc cũng đáng là một dùng họ tiêu biểu chốn quê hương.

Năm nay, năm Canh Dần (2010) niên hiệu CHXHCNVN, xã Hà Lâm trong đó làng Bình Lâm đã có nhiều dòng họ, làng xã văn hóa trong thời kỳ đổi mới, đang cùng với xã hội từng ngày tạo dựng diện mạo mới.

Nghĩ đến công lao khai phá ruộng đồng, mở mang học vấn để lại ơn huệ hương thơm cho đời sau, vị Thủy Tổ ta mở mang tạo nghiệp từ xưa, các Tổ sau vun đắp, thật là nguồn nước đã sâu lại sâu thêm, do đó mà dòng chảy mênh mông xa tít, cành lá xum xuê là lẽ tự nhiên vậy.

Là con cháu quen với ruộng đồng, biết đọc sách đó là vốn truyền thống gia tộc, giữ lòng trung tín, cái nguồn truyền đời kế tiếp, người có ăn đụng chạm phải nghĩ ngay tới việc nghĩa, làm nền tảng mở mang phúc ấm cho tương lai. Người nghèo tùy phận ăn hiền ở lành, người làm ruộng hay người đi học phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình, làm người tài giỏi trên các lĩnh vực để làm rạng rỡ công lao sự nghiệp đời trước đó là sự cao truyền, kế tục càng lâu đời nổi bật để không thẹn với khuôn phép mẫu mực sáng ngời tổ tiên. Nó là nỗi vui mừng đem nghi lại vào sổ sách cho muôn đời sau, đó không phải là điều to lớn hay sao?

Tổng phả ghi này kết hợp ba nội dung: Phả ký, phả hệ và phả đồ.

Từ đời thứ 1 đến đời thứ 12 chủ yếu dựa vào kinh và dịch. Nội dung kinh là dựa vào bốn quyển gia phả của cá cụ Hữu Dụng – Pháp Tuân – Hữu Bảo – Khắc Cần viết bằng chữ Hán.

Ông Thủy Tổ đời thứ nhất :

Tên hiệu Tư Pháp Quang, tên húy là Công Bổng, tên thụy là Hữu Bổng

Sinh năm Canh Tý (1540) niên hiệu Đại Chính

Mất ngày 10 tháng Giêng năm Bính Thìn (1616) thọ 76 tuổi, niên hiệu Hoàng Định

Mộ hương táng Lài Tiền Xứ (Đình Đụn).

Vợ người họ Lê tên hiệu Tư Lâm, tên húy Thị Sang

Sinh năm ất Hợi (1539)

Mất ngày 20 tháng 3 năm Quý Mão (1603) thọ 64 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Sinh được 3 người con: con gái đầu tên Thị Lan, 2 con trai là Huệ Quang và Thuần Đức.

Đời thứ hai :

Bà: Tên Hiệu Mai, húy Thị Lan, con ông Hữu Bổng

Sinh năm Mậu Thìn (1568).

Lấy ông người họ Lê, tên Hiệu Giao, húy Chiến, quê Ngọ Xá - Bình Xá.

Ông: Tên chữ là Huệ Quang, tên húy là Bỉnh Đức, con trai ông Hữu Bổng

Sinh năm Canh Ngọ (1570), niên hiệu thứ 13 ngày 10-9

Mất năm Bính Thân (1657), niên hiệu Thịnh Đức thứ 1 ngày 17-8 thọ 87 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ hướng Càn.

Vợ người họ Lê, tên hiệu Tư Yên, tên húy Thị Thu

Sinh năm Kỷ Tỵ (1569) niên hiệu thứ 13 ngày 28-2

Mất năm Canh Tý niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3 ngày 22-2 thọ 92 tuổi

Mộ Lài Tiền Xứ.

Con: 4 người: Thị Lý - Hữu Dụng - Thị Cơ - Thị Kẹo.

Ông: Tên húy là Đức, hiệu Thuần Đức, tên thụy Hiểu Điểm, con trai ông Hữu Bổng.

Sinh năm Nhâm Thân (1572)

Mất ngày 6-10 năm Nhâm Thìn (1592) thọ 20 tuổi

Không vợ con

Mộ Lài Tiền Xứ.

Đời thứ ba :

- Bà: Tên húy là Thị Lý, còn tên khác là Thị Xuyên

Sinh năm Nhâm Thân (1592)

Chồng người họ Phạm, tên hiệu là Hoa, húy là Văn Chiến người Thượng Phú.

- Kế Thế :

Hiệu là Tư là Pháp Thân, húy là Hữu Dụng, tên chữ là Tu Nga, tên thụy là Huyền Thông

Sinh năm Giáp Dần (1594) niên hiệu Đức Nguyên ngày 1 tháng Giêng

Mất năm Giáp Dần (1674) niên hiệu Đức Nguyên đầu năm ngày 3-8 thọ 80 tuổi

Mộ tại Hinh Sơn - Mã Lèn Xứ.

Thời nhà Nguyễn được truy phong Thượng Lâm, Viên Tăng Lực – Tư Tăng Thống Thống Trị.

Năm Canh Tuất (1670), ông viết gia phả họ Đoàn: “Ông Công Bổng nhà ta, để tóc búi, hai tai trong lỗ có lông mọc ra, bộ râu ngắn lốm đốm bạc, dáng đi to khỏe, thường xuyên ăn mặc quần áo vải tơ. Có công việc gì ông mới ăn mặc bộ đồ đi lính về”.

(trích văn tự trong gia phả của ông Pháp Thân viết năm Canh Tuất (1670)).

Vợ người họ Tống, hiệu Tư Bị, tên húy Thị Son.

Sinh năm Bính Thân (1596) gia thái thứ 24, ngày 7-7

Mất năm Bính Thìn (1670) thọ 80 tuổi niên hiệu Vĩnh Trị

Mộ đặt tại Lài Tiền Xứ, hướng ất.

Sinh được 5 người con:

Con cả là Pháp Tuân, cón thứ là Phúc Danh, Pháp Viễn, Phúc Hiền, Phúc Lành.

- Bà : Hiệu là Tư, húy là Thị Cơ.

Chồng người họ Phạm, húy Tùng, người Lôi Châu Thanh Hóa.

- Bà : Tên húy là Thị Kẹo, tên chữ là Liên Hòa

Sinh năm Kỷ Hợi (1599)

Chồng người họ Phạm, húy là Văn Tứ, hiệu Vân

Người Ngọ Xá - Bình Xá.

Đời thứ tư :

- Bà : Tên Hiệu Công, húy là Thị Tuấn, Lâm

Sinh năm Giáp Tý (1624)

Chồng người họ Lê, hiệu Hòa, húy Cúc.

- Kế thế:

Tên Hiệu Duy, tên húy Pháp Tuân, tên chữ Hiểu Lễ, là con ông Hữu Dụng

Sinh năm Đinh Mão (1627) niên hiệu Vĩnh Tôn

Mất năm Giáp Thìn (1694), ngày 4-2 vĩnh thọ 67 tuổi. Mộ Mã Lèn Xứ.

Sắc phong Thượng Lâm Viên, đắc tiến Kim Tử Vĩnh Lộc đại phúc, kim tri Thích Bộ, Bộ Quốc Chính Hòa Thượng Phú lâm thời.

“Tháng 3 năm Kỷ Sửu (1649) tròn 22 tuổi, ông theo ông nội (Bỉnh Đức) về quê ở Quảng Nam. ở quê người ta trông dâu nuôi tằm nhiều hơn ta, được biết họ nhà trong quê có một người con gái, con ông Thạch Quận Công Đoàn Công Nhạc, có cô con gái đi hái dâu ở bãi sông, bà mới 15 tuổi, bấy giờ Nguyễn Phúc Nguyên đi chơi, đem theo Thế Tử Nguyễn Phúc Lan hộ giá. Biết là người con gái họ Đoàn, và xin đưa về hầu Thế Tử, sinh con Nguyễn Phúc Tần”.

(Lời kể của ông Pháp Tuân trong cuốn gia phả ghi tiếp năm Kỷ Tỵ (1689)).

Trong văn tự có nói: “Ông nội (Hữu Quang) tuy nhiều tuổi, nhưng đôi mắt còn sáng, răng ăn được những thứ cứng, cả trại có 7 họ, ông nhà mình đọc được nhiều sách hơn cả. Hai đứa con ông nhà họ Mai luôn tới học. Nhà không to, giường ngủ là bàn học và là nơi ăn cơm uống nước.

Ngoài vườn trồng được ba cây cam, linh chi (nhãn) con cháu ăn thoái mái.

Trồng màu quanh năm như ngô, sắn và lúa. Hàng năm cứ từ tháng 1 đến tháng 3 phải dùng ống nước vác lấy nước tưới cây”.

Vợ người họ Lê húy là Thị Lực, húy Ly, con nuôi họ Mai.

Sinh năm Bính Dần (1626)

Mất ngày 21-4 năm Bính Tý (1694) thọ 70 tuổi, mộ Lài Tiền Xứ.

Sinh được 4 người con: con trai cả Hữu Nghĩa, con gái Thị Quý, con trai thứ Hữu Điểm, con gái Thị Nhất.

- Ông : Đoàn Hữu Danh là con trai thứ của ông Hữu Dụng

Sinh năm Kỷ Tỵ (1629)

Mất 21-6 năm Nhâm Thìn (1652) thọ 23 tuổi mộ Mã Lèn Xứ

Vợ người họ Cù, tên húy Thị Sang

Sinh năm Tân Mùi (1631)

Không con, đi lấy chồng người họ Nguyễn.

- Ông : Đoàn Hữu Viễn, hiệu là Mạnh, húy Hữu Viễn, con ông Hữu Dụng

Sinh năm Tân Mùi (1631)

Mất 16-7 năm Giáp Ngọ (1654) thọ 23 tuổi .

Vợ người họ Nguyễn, húy Thị Mặn, hiệu Minh Loan

Sinh năm Canh Ngọ (1630)

Mất ngày 16-7 năm Giáp Ngọ (1654) thọ 24 tuổi.

Ông bà chết đuối sông Bạch

Vợ thứ họ Cù, húy Lòng. Không con.

- Ông : Tên hiệu Hữu Hiền, tên húy Hữu Lâm, tên thụy Phúc Lành con trai ông Hữu Dụng

Sinh 14-3 năm Giáp Tuất (1634) niên hiệu Đức Long

Mất 26-10 năm Canh Dần (1710) thọ 76 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Vợ người họ Nguyễn, hiệu Tư Nhiên, tên húy Tự, con có tên húy là Thị Chính, người Đa Mưu – Tống Sơn

Sinh ngày 1-4 năm Nhâm Thân (1632)

Mất 12-6 năm Canh Dần (1710) Thọ 78 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Sinh được 4 người con: con trai đầu là Hữu Nhược, con trai thứ là Hữu Nhi, con trai thứ ba là Hữu Dự, con gái út là Thị Lai.

- Ông : Đoàn Hữu Lành, con trai ông Hữu Dụng, tên hiệu là Minh

Sinh năm Bính Tý (1636)

Mất 1-2 năm Kỷ Mùi (1639), thọ 3 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Đời thứ năm:

- Ông : Tên húy là Hữu Nghĩa, thụy là Bảo, chữ là Liên. Con ông Pháp Tuân

Sinh ngày 13-4 năm Bính Thân (1656) niên hiệu Thịnh Đức

Mất 10-9 năm Kỷ Hợi (1729) niên hiệu Vĩnh Khánh, thọ 73 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Vợ người họ Lê, húy Thị Dôn

Sinh năm Giáp Ngọ (1654)

Mất 17-4 năm Bính Ngọ (1730), thọ 74 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Bà sinh được 2 người con con gái: Thị Như – Thị Ca.

- Bà : Đoàn Thị Quý, tên húy là Quy, con gái ông Pháp Tuân

Sinh 17-2 năm Mậu Tuất (1658) niên hiệu Vĩnh Thọ.

Chồng người họ Phạm, húy Tư. Được một năm thì ông mất, bà đi lấy người họ Mai, húy là Lộc.

- Ông : Đoàn Hữu Điểm, con trai ông Pháp Tuân

Sinh năm Canh Tý (1660)

Mất 16-11 năm Tân Dậu (1741) thọ 81 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Vợ người họ Cù, húy là Dại, tên Hiệu Hảo

Sinh năm Mậu Tuất (1658)

Mất 14-3 năm Bính Ngọ (1726) thọ 68 tuổi

Sinh được 3 người con: con gái đầu là Thị Nụ, con trai Hữu Minh, con gái út Thị Gái.

- Bà: Đoàn Thị Nhất, tên Húy là Quỹ, con gái ông Pháp Tuân

Sinh năm Canh Tý (1660) niên hiệu Vĩnh Thọ.

Chồng người họ Phạm, tên húy là Chánh, cưới được 10 ngày, ông Nhất mất, bà lấy người họ Mai, húy Tiến.

- Ông: Đoàn Hữu Nhược, con trai ông Hữu Hiền

Sinh năm Giáp Thìn (1664) niên hiệu Cảnh Trị

Mất 30-6 năm ất Hợi (1695) thọ 31 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Vợ người họ Cù, tên húy là Hoán

Không con, bà lấy chồng người họ Lê.

- Ông: Đoàn Hữu Nhi, tên hiệu là Khanh, con thứ 2 ông Hiền

Sinh ngày 16-3 năm Bính Ngọ (1668)

Mất ngày 8-4 năm Tân Sửu (1721) thọ 53 tuổi

Mộ Hinh Sơn Mã Lèn.

Vợ người họ Lê, húy thị Chễ

Sinh năm Bính Ngọ (1668)

Mất 28-4 năm Canh Thân (1741) thọ 73 tuổi, niên hiệu Cảnh Hưng.

Sinh được 3 người con: con gái đầu là Thị Chí, con trai là Hữu Bốn, còn có tên Toa, con gái út là Thị Lễ, hoặc Thị Ninh.

- Ông: Đoàn Hữu Dự, con trai ông Hữu Hiền

Sinh năm Mậu Thân

Mất ngày 2-4 năm Mậu Ngọ (1737) thọ 67 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Vợ người họ Cù, tên húy là Tự, tên chữ Ninh

Sinh năm Bính Ngọ (1668)

Mất 15-5 năm Tân Mùi (1751) thọ 83 tuổi

Mộ Hinh Sơn Mã Lèn.

Sinh được 2 người con gái: Thị Chí và Thị Lý.

- Bà: Đoàn Thị Lai, con gái ông Hữu Hiền

Sinh năm Canh Tuất (1672)

Chồng người họ Phạm, tên húy là Văn Chi, người Bình Xá, Ngọ Xá.

“Ông Dụng là người khỏe mạnh, trán rộng, tóc chước qua tai. Bà Sang người siêng năng cần cù, nuôi lứa tằm nào cùng đẹp, bà thân vất vả nhất lúc nào cùng đi hái dâu.

Đến năm Giáp Thân (1664), tôi (Pháp Tuân) ở ngôi nhà cũ, chôn cột lợp gianh lại, còn chú (Hữu Hiền) làm một nhà mới ở khu đất phía dưới, nhà tuy nhỏ nhưng lại đẹp”.

(Văn tự ông Pháp Tuân)

Qua văn tự của ông Pháp Tuân, như vậy đến năm Giáp Thân ta đã có hai nhà ở: một ở khu đất cũ, một ở khu đất mới.

Đời thứ sáu :

- Bà: Đoàn Thị Nhi, con gái ông Hữu Nghĩa

Sinh năm Mậu Thìn (1688) niên hiệu Chính Hòa

Chồng người họ Nguyễn, húy Hồ.

- Bà: Đoàn Thị Ca, con gái ông Nghĩa

Sinh năm Tân Mùi (1691) niên hiệu Chính Hòa

Chồng người họ Phạm, húy Văn Lý, người Bình Xá - Ngọ Xá.

- Bà: Đoàn Thị Nụ, con gái đầu ông Hữu Điểm

Sinh năm Giáp Tý (1684)

Chồng người họ Phạm, húy Lộc, quê Bình Xá - Ngọ Xá.

- Kế thế :

Ông Phúc Minh, con trai ông Hữu Điểm

Sinh ngày 18-4 năm Bính Dần (1686) niên hiệu Chính Hòa

Mất ngày 22 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1748), thọ 62 tuổi, mộ ở Hinh Sơn.

Vợ người họ Phạm, hiệu là Tư Thảo, húy Tư

Sinh ngày 17-3 năm Mậu Thìn (1688)

Mất ngày 27-9 năm Canh Dần (1760) thọ 77 tuổi

Mộ Lài tiền Xứ.

Sinh được 4 người con: con gái đầu là Thị Lai, con trai Pháp Quang, Phúc Lành (Hữu Lân), con gái Thị Lễ.

- Bà: Đoàn Thị Gái, con gái ông Hữu Điểm

Sinh năm Mậu Thìn (1688)

Chồng người họ Cù, húy Sơn.

- Bà: Đoàn Thị Chí, con gái ông Hữu Nhi

Sinh năm Mậu Dần (1698) niên hiệu Chính Hòa

Chồng người họ Cù, húy Văn Phúc.

- Ông: Đoàn Hữu Bốn, con trai ông Hữu Nhi

Sinh năm Canh Thìn (1700)

Mất ngày 29-3 năm Nhâm Ngọ (1702), 2 tuổi.

Mộ Hinh Sơn Mã Lèn Xứ.

- Bà: Đoàn Thị Lễ, con gái ông Nhi

Sinh năm giáp Thân (1704) niên hiệu Chính Hòa

Chồng người họ Phạm, húy Tô.

- Bà: Đoàn Thị Chí, con gái ông Dự

Sinh năm Canh Thìn (1700), niên hiệu Chính Hòa

Lấy chồng họ Cù, tên húy là Tý, tên khác là Sự.

- Bà: Đoàn Thị Lý, con gái ông Dự

Sinh năm Nhâm Ngọ (1702)

Chồng người họ Mai, tên húy Tỵ.

“Ngày 10 tháng Giêng năm Canh Thìn (1700), họ làm cỗ xin đất xây bệ họ ở hướng Chấn (Đông) Hinh Sơn: 1 cúng Thần Linh, long mạch Thổ thần, 1 cúng mộ phần, 1 cúng chúng sinh”.

(Trích văn tự họ họp ngày 10 tháng Giêng năm Canh Dần)

Đời thứ bảy :

- Bà: Đoàn Thị Lài, con gái ông Phúc Minh

Sinh năm Tân Mão (1711)

Chồng người họ Phạm, húy Tốn.

- Kế thế:

Ông Đoàn Hữu Quang, hiệu Pháp Quang, con trai ông Phúc Minh

Sinh ngày 16-4 năm Giáp Ngọ (1714) niên hiệu Vĩnh Thịnh

Mất ngày 4-6 năm Kỷ Mùi (1739), 25 tuổi

Mộ Tùng Sơn hướng Khôn (Tây Nam).

Năm Bính Ngọ (1736) ra ứng cử thi trúng Tam Trường. Năm Đinh Mùi (1737) đỗ thủ khoa pháp giai thi Hương, được triều đình giao chức Thị Giảng Văn, chức ở ngoại trấn, xưng đô đốc xứ Thanh Hóa.

Vợ người họ Lê, tên húy Lão, hiệu là Tư Thục.

Không con. Về sau bà đi lấy chồng người họ Nguyễn.

- Kế thế:

Ông Đoàn Hữu Lân, con ông Phúc Minh, hiệu Phúc Lành, húy là Lân, tên chữ Diện

Sinh ngày 16-4 năm Bính Thân (1716)

Mất ngày 8-11 năm Canh Tuất (1790) thọ 74 tuổi, niên hiệu Thái Đức

Mộ Mã Lèn Xứ.

Quả cảnh tướng quân, niên hiệu Quang Trung, ông bị đá chèn gãy một chân trái và tay trái.

Vợ người họ Phạm, tên hiệu Tư Hạnh, tên húy là Lụa, còn có tên là Sạ và Liên

Sinh năm Giáp Ngọ (1714)

Mất ngày 27-3 năm ất Mùi (1775) thọ 61 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ, dưới con Chim Tinh.

Sinh được 5 người con: Thị Tám, con trai Hữu Mạnh, con trai thứ Hữu Huệ, con gái Thị Lan, Thị Chiêng.

- Bà: Đoàn Thị Lễ, con gái ông Quang

Sinh năm Mậu Tuất (1718)

Lấy chồng người họ Phạm, húy Ty, quê ở Bình Xá - Ngọ Xá.

Đời thứ tám :

- Bà: Đoàn Thị Tám, con gái đầu ông Hữu Lân

Sinh ngày 17-4 năm Nhâm tý (1732), niên hiệu cảnh Hưng

Chồng người họ Hoàng, húy là Văn Sáu, hiệu là Cao Sáo.

- Kế thế:

Ông Đoàn Hữu Mạnh, con trai ông Hữu Lân

Sinhh năm Giáp Dần (1734)

Ông Hữu Mạnh đi lính đánh trận Đồ Sơn rồi hi sinh ngày 27-5 năm Mậu Tý (1768) niên hiệu Cảnh Hưng.

Vợ người họ Mai, tên là Tư Tai. Không con, sau bà đi lấy chồng người họ Lê, tên húy là Song.

- Kế thế:

Ông Hữu Huệ, con trai ông Lành

Sinh ngày 12-7 năm Bính Thìn (1736) niên hiệu Vĩnh Thịnh

Mất ngày 1-6 năm Canh Dần (1830) thọ 96 tuổi

Mộ ở Lài Tiền Xứ (Đình Đụn).

Tháng Giêng năm giáp Ngọ (1774) được vua phong sắc Trung Dũng Tướng Quân – Phân Lực Tướng Quân.

Vợ là con nuôi họ Đoàn, tên là Tư Phúc

Sinh năm Tân Mùi (1751)

Mất ngày 22-7 năm Quý Tỵ (1833) thọ 82 tuổi

Mộ Hinh Sơn hướng Khôn (Tây Nam).

Sinh được 7 người con: Thị Tớn, Thị Sơn, Thị Sáng, Hữu Nổi, Thị Nội, Hữu Nô.

- Bà: Đoàn Thị Lan, con gái ông Quang

Sinh năm Canh Ngọ (1750)

Lấy chồng họ Phạm, húy là Văn Bắc.

- Bà: Đoàn Thị Chiêng, con gái ông Quang

Sinh ngày 6-3 năm ất Hợi (1755)

Lấy chồng họ Tạ, tên húy là Bảo.

“Cụ Huệ nhà ta thấy không phát định, ông cùng với nhà họ Mai mời quan tham quốc tế, là ông địa chính để xem đất, bấy giờ có ba khu: một khu kề trại, một khu cuối trại và một khu trên trại. Ông cho con cháu khai phá cả trên và dưới”.

(Trích văn tự của cụ Hữu Bảo viết năm Mậu Ngọ (1798)).

Đời thứ chín :

- Bà: Đoàn Thị Tớn, con gái ông Hữu Huệ

Sinh năm Nhâm Thân (1752)

Chồng người họ Phạm, húy Lâm, húy Mai, người làng Bình Xá, Ngọ Xá.

- Bà: Đoàn Thị Son, con gái thứ hai ông Huệ

Sinh năm Quý Dởu (1753)

Chồng người họ Nguyễn, húy Hải, húy Chung.

- Bà: Đoàn Thị Sáng, con gái thứ ba ông Huệ

Sinh năm Giáp Tuất (1754)

Chồng người họ Phạm, húy Chiến cùng Trại.

- Kế thế:

Ông Hữu Nổi hay Hữu Gia Nghiêm Trực

Sinh năm Bính Tý (1756) niên hiệu Cảnh Hưng, con ông Lành

Mất ngày 7-5 năm Nhâm Dần (1842) thọ 86 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Đá chí khắc: Đoàn Công hiệu Nghiêm Trực

“Nhờ lợi thế đất rộng – lại đông con, sau khi xuất ngũ về, cụ cùng vợ con cần cù siêng năng, khai phá mở mang dọc sông Chiếu Bạch.

Mới có 2 năm gần đây, sông Chiếu Bạch đã thay dòng chảy về phía trước gọi tên là Sông Lèn. Sông Lèn vào tháng 4 đến tháng 8 nước to dâng lên đến mép Trại.

Trong Trại có 3 trâu, nhà ta (Hữu Nổi) cũng có một con màu bạc, trước hết là sinh sản, thứ hai cày bừa thay cuôc”.

(Trích văn tự cụ Hữu Bảo viết ngày 3-6 năm Mậu Ngọ (1798)

Vợ tên là Nghi, hiệu Tư ý, họ Phạm ở làng Bình Xá

Sinh năm Giáp Thân (1704)

Mất ngày 23-9 năm Tân Hợi thọ 99 tuổi

Mộ ở dưới mộ quan quận - đá cái khắc: Đoàn Công Chính Thất Phạm Thị Hiệu _ Tư ý.

Sinh con 5 người : Hữu Bảo, Thị Tặng, Thị Ngón, Nghiêm Chỉnh, Thị Ngữ, Thi Ngon, Hữu Long, Thi Ninh.

- Bà: Đoàn Thị Nội, con gái thứ 5 của ông Hữu Huệ

Sinh năm Mậu Dần (1758)

Chồng người họ Tạ, húy là Tồn.

- Ông: Đoàn Hữu Nô, con trai út ông Hữu Huệ

Sinh năm Canh Thìn (1760)

Mất năm Mậu Dần (1770), 10 tuổi

Mộ Văn Cù Xứ.

“Lúc mới thành lập trại, ta gọi là Trình Phả, cổ thời hoang vu, bãi bồi bát ngát, toàn xứ vẹt mọc xanh um, dần dần mới thấy có dân ra canh tác. Số mái nhà chỉ loáng thoáng ít nhiều. Cùng lúc này, các họ dồn dập kéo đến cắm mốc, làm nhà khai khẩn đất đai.

Chính họ Đoàn ta gốc Quảng Nam, họ Bùi đất Giao Chỉ, họ Mai đất gốc Thanh Hóa cùng ra Trình Phả.

Phía dưới làng là khu đất bãi bỗi, những người nào ăn ở không hiền lành tới nơi đó mà tu trí làm ăn (trại cần).”

(Trích lời tựa của cụ Hữu Bảo, ghi trong quyển gia phả họ Đoàn năm Bính Ngọ (1790) niên hiệu Thái Đức).

Căn cứ vào câu Trình Phả có mả làm quan, chứng tỏ quê nhà ta xưa vẫn đứng vào hàng cai của làng có nền văn hóa đáng kể của đất Hoa Lâm - Tống Sơn. Cuối cuốn Trình Phả cụ còn ghi: “ông Thái úy Quận công Nguyễn Thất Lý, ngài đã hiến cho làng 36 mẫu ruộng quan, cả làng làm cỗ cúng tại miếu. Mẹ ông Lý mộ hiện nay là mộ Quan quận. Còn ông mất ở sông Liễu Giai. Trại Hoa Lâm được đổi thành làng Bình Lâm vì vua Minh Mệnh có một người con dâu tên là Hoa mất sớm, nhà vua quyết định chữ Hoa phải thay bằng chữ khác. Vì thế, trại Hoa Lâm được đổi thành Bình Lâm. Khu đất chợ đang họp dùng để làm Đình Phúc Lâm, chợ chuyển lên bãi bồi phía trên”.


Đời thứ mười:

- Kế thế:

Ông Đoàn Hữu Bảo, là con trai ông Hữu Nổi, tên chữ là Khắc Khoan, hiệu là Phúc Dĩnh

Sinh ngày 16-5 năm Canh Dần (1770)

Mất ngày 11-10 năm Tân Tỵ (1824) niên hiệu Minh Mệnh, thọ 53 tuổi.

Mộ Mã Lèn hướng Cấn (Đông Bắc).

“Người họ học hành thành đạt, họ ta cũng có nhiều thành đạt, nói chung họ ta hiện hậu khoáng thái, có óc phù suy, ham mê bái trọng lễ phép, an phận thủ thường, giầu không ham, nghèo không giận, trên kính dưới nhường, thương yêu lẫn nhau, tính cốt nhục hương đẳng thắm thiết, văn chỉ làng ở hướng Chấn (Đông), Văn Cù thờ Khổng Tử, phía sau làng từ văn chỉ đi qua vài ba chục thước là tới chợ mới, chợ Phúc Lâm, họp trên bãi cát mới bồi ven sông Lèn, chợ họp vào phiên 5 và phiên 10”.

(Dịch phả của cụ Hữu Bảo ghi năm Canh Thân (1800).

Vợ chính thất người họ Trịnh, húy Điền, không con.

á thất người họ Cù, húy là Thị Vĩnh

Bà Vĩnh sinh năm Mậu Tý (1768)

Mất ngày 9-3 năm Mậu Tuất (1838) thọ 70 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ, hướng Chấn (Đông).

Sinh được 5 người con : Thị Vòm, Hữu Trọng, Thị Sen, Thị Xô và Hữu Con.

- Bà: Đoàn Thị Tặng, con gái ông Hữu Nổi

Sinh năm Nhâm Thìn (1772)

Chồng người họ Phạm, húy Văn Bích.

- Bà: Đoàn Thị Ngón, con gái ông Hữu Nổi

Sinh năm Giáp Ngọ (1774)

Chồng người họ Phạm, húy là Văn Chi.

- Kế thế:

Ông: Nghiêm Chỉnh là con ông Nghiêm Trực, tên hiệu là Nguyệt

Sinh năm Tân Sửu (1781), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 14

Mất ngày 20-9 năm Giáp Dần (1854) niên hiệu Tự Đức, thọ 74 tuổi

Mộ tại Lài Tiền Xứ (Đình Đụn).

Vợ người họ Lê, tên hiệu là Tư Lương, tên húy là Dùm, còn có tên Cửu, người cùng làng

Sinh năm Tân Sửu (1781), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46

Mất ngày 4-4 năm Nhâm Dần (1842), niên hiệu Thiệu Trị thứ hai, thọ 62 tuổi

Mộ ở bên hữu mộ ông tại Lài Tiền.

Bố bà là Lê Văn Duệ, mẹ là Lê Thị Quán.

Con: con trai cả là Nguyệt, thứ là Vong, Thị Dạm, Thị Dáng, Hữu Cần

- Bà: Đoàn Thị Ngữ, con gái ông Nghiêm Trực

Sinh ngày 12-7 năm ất Tý (1785)

Mất ngày 3-7 năm Canh Tuất (1790), 5 tuổi

Mộ Lài Tiền Xứ.

- Bà: Đoàn Thị Son, con gái ông Nghiêm Trực

Sinh ngày 16-6 năm Kỷ Tỵ (1789)

Lấy người họ Phạm, tên húy là Chồi

Người Na thôn - Ngọ Xá.

- Kế thế:

Ông Đoàn Hữu Long, hiệu là Long Thụy, húy là Hùng. Con trai ông Nghiêm Trực

Sinh ngày 10-3 năm Bính Thìn (1796), niên hiệu Quang Trung thứ 10

Mất năm Bính Tý (1876), niên hiệu Từ Đức thứ 29 ngày 13-1, thọ 81 tuổi

Mộ tại núi Hinh Sơn - Tọa Khôn, hướng Càn.

Mộ chí khắc : Đoàn Công Thanh Hùng Xuất Đội, ông Hùng chức Võ Nghi Tướng Quân, được phong sắc, quen biết trong triều đình và uy tín. Khi về quê, ông đã đề xuất với làng đổi tên thành làng Bình Lâm năm Tân Sửu (1841) và mời thầy về lấy hướng xây dựng đình Phúc Lâm năm Đinh Mùi (1847) và chia làng Bình Lâm thành ba xóm: xóm Chợ, xóm đình, xóm đông, mỗi xóm có chừng mười hộ, cả làng chừng 30 hộ, gồm 6 họ.

Vợ là Phạm Thị Niên, người Na Thôn - Ngọ Xá

Sinh năm Mậu Ngọ (1798)

Mất năm Kỷ Hợi (1836), thọ 42 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ, hướng Tốn (Đông Nam).

Bà vợ thứ là Lê Thị Hoán

Sinh năm Quý Dậu (1813)

Mất ngày 7-5 năm ất Dậu (1885) thọ 72 tuổi

Mộ Mã Lèn Xứ.

Sinh được : Ông Vân, Ông Thùy, Thị Quy, Ông Đích con bà cả

Ông Sinh, Ông Tuyết, Thị Phượng, Thị Quy con bà hai

- Bà: Đoàn Thị Ninh, con gái ông Nghiêm Trực

Sinh ngày 7-4 năm Mậu Ngọ (1798)

Mất ngày 10-8 năm Canh Thân (1800).

“Ngày 10 tháng Giêng năm Canh Dần (1800) niên hiệu Cảnh Thịnh, giỗ cụ Thủy Tổ, họ bàn tách làm 3 phái (3 chi)

Phái 1: Trưởng chi là ông Đoàn Hữu Bảo

Phái 2: Trưởng chi là ông Đoàn Hữu Nghiêm

Phái 3: Trưởng chi là ông Đoàn Hữu Long

Họ cống 1 sào đất và họ Hoàng 3 sào đất gần chợ để mở rộng Đình”.

“Trong nhà có nhiều con, nhà nào cũng chỉ tập trung cho một người ăn học, để sau này có địa vị được nhờ. Người đó có tên chung là Vinh Nhiêu, còn những người khác thì không được quan tâm, không được học mà ta gọi là Chú Đỏ. Dù những người ấy thật không không công bằng ở chỗ người không có trí học hành thì được được đi, người có nhận thức thì không được. Tôi thấy đó là thiếu sòng phẳng. Vậy họ ta phải coi bất kì trai gái đều phải được học hành đến nơi đến chốn”.

(Trích văn tự cụ Hữu Bảo viết ngày 10-9 năm Nhâm Tuất 1800).

“Vua Trần Tiến Thanh mới lên ngôi, ông đã viết sớ ra lệnh cho toàn dân dọc theo bờ sông phải đắp đê không cho nước tràn lan.

Làng Bình Lâm sông Chiếu Bạch trước đây chảy sát vào chân núi Tùng Sơn - Dong Sơn - Châu Sơn nay đã thay dòng chảy về phía trước và bồi đắp thêm đất canh tác, bồi tới đâu, dân làng trồng cây tới đó. Tôi thấy như vậy là đúng”.

(Trích sớ của cụ Khắc Cần viết 20-4 năm Nhâm Ngọ (1802)).

“Nghè ba lập từ năm Mậu Thìn (1748) ở giữa làng, trước có sông Mã Giang, đến năm Canh Tý NGười triền đồng khánh thứ 3 bị sông lở gần, chuyển đi nơi khác, thấy trong làng loạn động, dân sự không yên, đến năm Tân Mão Thành Thái thứ 3 lại phải làm chỗ cũ”.

(Trích sớ của cụ Khắc Cần).

“Tên Thụy là Trung Trinh, gia phong là Cả Sơn - Cao Sơn đại vương giáng chiếu cáo thiên hạ. Làng ta có núi phải làm đền thờ, ở Thanh Hóa có đến hơn 100 đền thờ, sắc văn hiện còn - từ Lê Triều gia Tôn Dương Đức thứ 3 đến chiêu thống nguyên niên là 14 đạo sắc. Theo chiếu giáng, các họ trong làng ta đã đóng góp xây dựng Nghè Nhì, đó là vào năm Mậu Ngọ (1798)”

(Văn tự cụ Hữu Bảo ngày 18-4 năm Canh Thìn (1823)).

Nhà thờ 1532 đường Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân bình, TP.HCM

Nhà thờ họ Đoàn Ngọc tại thôn Châu Bí Điện Tiến Điện Bàn

Nhà thờ họ Đoàn Thế tại Thôn 3 Đức Chánh Quảng Ngãi.