Cao tổ: Đoàn Nhữ Hài

Cụ Đoàn Nhữ Hài (1280-1335), người làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu ( Nay là làng Hội Xuyên, Thị trấn Gia Lộc), là một danh thần đời nhà Trần. Ông làm quan trải ba đời vua Trần Nhân Tông (1279-1293), Trần Anh Tông (1293-1314) và Trần Minh Tông (1314-1329), là người có năng lực hoạt động về ngoại giao và nội trị, lần lượt nắm giữ các chức vụ Ngự sử trung tán, Tham tri chính sự, Hành khiển, Thiên tử chiêu dụ sứ, Kinh lược Nghệ An. Ông hy sinh trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm 1335

Thủa nhỏ Đoàn Nhữ Hài học trường làng mười năm, kiến thức, tài năng hơn người cùng học, tỏ rõ văn chương võ nghệ điêu luyện tài kiêm văn thao võ lược, cha mẹ cho Ngài lên kinh đô Thăng Long học trường Quốc tử giám. Năm Kỷ Hợi (l299), lúc Giám sinh Đoàn Nhữ Hài gặp giúp vua Trần Anh Tông làm biếu tạ tội với thượng hoàng Trần Nhân Tông, được đặc cách phong làm quan Ngự sử Trưng tán, rồi thăng làm Tham tri chính sự khu mật viện hàm Thái uý, thượng tướng kiêm thiên tử sứ. Ngài có nhiều công huân, khi đi sứ Chiêm Thành về được thượng hoàng Trần Nhân Tông khen và gả công chúa Nguyệt Hoa cho Đoàn Như Hài. Vua sai tướng Đoàn Nhữ Hải cầm hai nghìn quân đi dẹp giặc Chiêm Thành, Ngài đã dùng kế không đánh mà thắng năm vạn quân Chiêm Thành của đại tướng Lồi (xem sự tích thành Lồi, Quảng Trị). Khi đánh giặc Ai Lao ở biên giới, tướng Đoàn Nhữ Hài giữ chức Bình tây đại đô đốc quốc công, Ngài bị đấm thuyền chết ở sông Tiết La năm Bính Tí (1336) thọ 56 tuổi. Triều Trần phong Thượng đẳng phúc thần, nhiều nơi ở Thanh Nghệ Tình, ở Gia Lâm lập đền đình thờ ông. Riêng quê hương Gia Lộc có 84 làng như Hội Xuyên, Hoa Điếm, Tăng Thượng, Phú Triều, Kiêu Kỵ... đều thờ Ông. Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhiều đường phố mang tên Đoàn Nhữ Hài.

Đại Việt sử ký tiền biên - trang 413 - NXB KHXH Hà Nội 1867\

Thấy Nghệ An là một vùng đất có vị trí chiến lư­ợc quan trọng, giáp biên giới Chiêm Thành, thư­ờng bị quân Chiêm dòm ngó, quấy nhiễu. Vua Trần giao cho Đoàn Nhữ Hài quản lĩnh 2 triệu quân Thần Sách, Thần Vũ kiêm Kinh lư­ợc sứ Nghệ An. Lĩnh mệnh nhà Trần, Đoàn Nhữ  Hài dẫn quân đóng tại mảnh đất " Nguyệt Tiên". Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ - Kinh l­ược đại sứ  Nghệ An, Đoàn Nhữ Hài thấy mảnh đất mà mình đang đóng quân là một vùng đất có vị trí đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng vị trí chiến l­ược ....nên ông đem gia nô, con cháu vào định c­ư khai khẩn lập làng trên mảnh đất " Nguyệt Tiên " này.

   Ngoài đền thờ chính ở làng Nguyệt Tiên, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, còn có đền thờ Đoàn Nhữ Hài ở một số làng thuộc huyện Gia Lộc - Hải D­ương: Hội Xuyên, Tăng Th­ợng, Phó Trào.... Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những đền thờ này còn rất ít ỏi. Đền thờ Đoàn Nhữ Hài ở làng Nguyệt Tiên, xã Diễn An - huyện Diễn Châu là một trong số ít đền còn lại đ­ợc nhân dân và con cháu dòng họ Đoàn lập để t­ưởng nhớ đức vị danh tài của đất n­ước

Đoàn Nhữ Hài quan trải ba triều vua đời Trần Anh Tông (1294-1314), Minh Tông (1315-1329) và Hiến Tông (1330-1341). Sau đây là một số việc liên quan đến ông:

Tháng 5 năm Kỉ hợi (1299) được bố làm Ngự sử trung tán - tức cận thần bên cạnh vua (Trung tán).

Trước đó, Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên trường bất ngờ về kinh. Thượng hoàng đi thăm các cung điện từ giờ thìn đến giờ tị, bắt gặp vua Trần Anh Tông say rượu nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm, bỏ về ngay Thiên Trường, đồng thời xuống chiếu yêu cầu trăm quan ngày hôm sau phải tề tựu (tại Thiên trường) để nghe chỉ (phế vua Trần Anh Tông).

Đến giờ mùi, Trần Anh Tông mới tỉnh rượu. Cung nhân đem việc ấy tâu lên. Vua sợ quá. Nhân ra khỏi cung, qua chùa Tư Phúc, thấy học trò Đoàn Nhữ Hài đang ở cửa chùa, bèn dắt về buồng ngủ kể lại sự việc, nhờ Đoàn Nhữ Hài làm hộ bài biểu tạ tội.

Đoàn Nhữ Hài ngay trước mặt vua soạn xong bài biểu. Vua lập tức lấy thuyền nhẹ đi ngay, mang Đoàn Như Hài theo.

Sáng sớm hôm sau, vua tôi cùng đến Thiên trường dâng biểu. Thượng hoàng thấy Đoàn Nhữ Hài, hỏi ai?  Nội nhân thưa là người dâng biểu của Quan gia (vua). Thượng hoàng không nói gì.

Buổi chiều, mưa gió ập đến. Nhữ Hài vẫn quỳ trước sân không nhúc nhích. Thượng hoàng hỏi người trong sân còn ở đấy không? nội nhân đáp còn. Thượng hoàng bèn sai mang biểu vào xem. Thấy lời lẽ thống thiết, Thượng hoàng hài lòng gọi vua vào bảo: “Trẫm còn có con khác, có thể lập làm vua được. Trẫm còn sống mà ngươi còn như thế thì sau này sẽ thế nào...” Vua dập đầu tạ tội. Thượng hoàng hỏi ai soạn bài biểu này? Vua thưa đó là thư sinh Đoàn Nhữ Hài. Thượng hoàng cho gọi Nhữ Hài lại bảo: "Bài biểu ngươi soạn rất hợp ý trẫm". Rồi xuống chiếu tha tội cho Anh Tông.

Dịch nghĩa:Thay lời vua anh tông làm biểu tạ thượng hoàng (1)

Cúi nghĩ:

Đế vương theo lệ, về thị triều kinh dự thường niên.

Người ngáy sấm rền, thốt động đến Thọ cung (2) thần sắc.

Khó mong thoát được;

Đắc tội đành cam.

Nghĩ đạo con thêm thảng thốt bàng hoàng;

Mong lượng cả hoàng khoan dung tha thứ.

Thầm trộm nghĩ :

Đất trời lượng che chở, đông hán tiếp dương xuân;

Cha mẹ sinh thành, roi vọt hóa cao trạch (3).

Thần:

Xét thân bất tiến;

Gia pháp chưa quên.

Làm thiên tử hết đỗi gian nan, trưởng khôn gánh vác;

Thở nhật nguyệt không riêng phúc dục (4) may được sáng soi.

Ngọc lụa của muôn nước đều kính cẩn dâng mời;

ấm mát chốn cửa thành (5) luôn đêm ngày hầu hạ.

Gà canh đầu hỏi thăm giấc ngủ, bụng đắn đo như văn Hậu Triều yết 3 lần (6)

Ô chửa mọc tìm kiếm áo khăn, lòng lo lắng như tống quân suốt ngày để dạ (7)

Những tưởng con tư truyền ngôn cả;

Riêng tin phó thác được người hay.

Muôn việc nước một ngày gối canh ba đêm khuya lạm giấc:

Cửa trùng sôi cơn giận, người thứ nhất sấm sét giận lây.

Ngờ rằng:

Dậy sớm thức khuya, lòng khó sánh với lòng nghiêu Thuấn (8);

Về tra chầu sớm, chính đầu bằng được chính chu Tuyên (9).

Chẳng hỏi đêm cha làn, gà Tề gáy (10) nệm gối giấc nồng

Lòng sinh dân chẳng lấy làm lòng;

Vị thiên tử lự mình yên vị.

Giương cao nằm nghỉ ; Giấc chửa no thay!

Gỗ mục chạm sao hay, cha thiên tử dạy răn, làm Tề Ngũ (12) không bao giờ bỏ sót;

Lò hồng tan giọt tuyết phận lôi con lầm lỗi, học nhan Uyên (13) không phạm đến hai lần.

Cung hân vừa qua thăm;

Thềm đường toan ghé lại.

Say chợt tỉnh, mộng chợt vỡ bừng, vua đấy cha đây.

Ví như nhật thực nguyệt thực đêm ngày, người người đều trong được rõ;

Mong mỏi gió sương ngừng trời tỏ, không đâu giao hóa không cùng.

Cúi mong,

Suốt soi gương sáng;

Cúi xét trẻ ngu.

Vua tôi mà cha con tình riêng; 

Cha con mà vua tôi nghĩa nặng.

Bên giường chẳng dám ngủ ngày, bỏ yếu ớt gắng nên mâu thuẫn cán; Cả nước phó cho con cháu, may toàn quyền thay gánh nặng nguyên lương.

 Nguyễn Đông Chi - Huệ Chi

 Tháng 10 năm Quý Máo (1303) Đoàn Nhữ Hài được thăng lên Tham tri chính sự (tương đương phó thủ tướng bây giờ ).

Trước đó vua sai đi sứ Chiêm Thành. Nhữ Hài đến chùa Sùng Nghiêm xin yến kiến Thượng hoàng (Trần Nhân Tông). Suốt ngày không gặp được mặt. Đến tối, pháp giá (tức Thượng hoàng) ra chơi. Thượng hoàng nói chuyện với Nhữ Hài có đến một giờ. Khi trở về, Thượng hoàng bảo tả hữu: “Nhữ Hài là người giỏi. Hắn được Quan gia (Vua Trần Anh Tông) sai khiến là phải lắm”.

Xưa nay, sứ ta đến Chiêm Thành, đều lạy chúa Chiêm trước rồi mới mở chiếu thư. Đến khi Nhữ Hài tới, liền bưng chiếu thư để trên án và nói với chúa Chiêm: "Tôi mang chiếu thiên tử tới đây, xa xôi lặn lội đã lâu ngày. Nay trông thấy chiếu thư, cũng như trong thấy thiên tử. Vậy phải lạy chiếu thư đã rồi mới tuyên đọc sau”. Rồi hướng vào chiếu mà lạy. Ông làm thế cốt để không phải lạy chúa Chiêm. Chúa Chiêm cũng không bắt bẻ vào đâu được. Sự kiện Đoàn Nhữ Hài bất bái chúa Chiêm Thành còn chép trong các sách Luận thức tân soạn; sách Luận văn tập ... về sau, sứ ta không lạy chúa Chiêm nữa là bắt đầu từ Đoàn Nhữ Hài.

Hôm sau, Nhữ Hài (theo lệnh vua Trần) treo bảng cấm buôn bán ở Tỳ Ni (bên cảng của Chiêm Thành thuộc Qui nhơn bây giờ). Tuyên đọc xong, ông gọi viên quan coi cảng đến bảo: “Chỗ này mà cấm buôn bán tụ họp thì khó lắm, dân tất kêu ca. Ta về rồi thì đem cất bảng cấm đi, đừng làm mất là được”. ý của ông là có cấm cũng chẳng được, mà để chúng tụ tập, vi phạm ngay dưới bảng cấm hoặc tự chúng hạ bảng xuống thì mất thể diện triều đình. Vì vậy thà nói trước như thế, còn hơn để họ vi phạm hoặc tự ý cất bảng đi.

Sau lần ấy, vua Trần Anh Tông rất khen ngợi nên mới có lệnh thăng chức cho ông.

Một năm sau, tháng 11 năm Giáp thìn (1304) thăng lên Tri khu mật viện sự (được tham gia vào nhũng công việc cơ mật).

Tháng 5 năm Nhâm tý (1312) cùng vua Trần Anh Tông đi đánh Chiêm Thành. Cho Đoàn Nhữ Hài làm Thiên tử chiêu dụ sứ đi trước. Ông đã thuyết phục được chúa Chiêm là Chế Chí đem theo gia quyến ra hàng rồi, song Trần Khánh Dư vẫn cho quân đuổi theo. Đoàn Nhữ Hài bèn cho người chạy thư đến tâu rằng Khánh Dư định cướp công vua. Vua giận lắm, bèn sai bắt giám quân của Khánh Dư là Nguyễn Ngỗi đem chặt chân đi. Khánh Dư sợ, bèn thôi.

Lần ấy dẹp được Chiêm Thành mà không tốn một mũi tên đều là công sức của Đoàn Nhữ Hài.

Tháng 5 năm Đinh Mão (1327), bị phạt (tiền) vì đùa bỡn trong giờ giải lao với Trần Khắc Chung. Thấy Khắc Chung có ý chớt nhả, ông bèn đứng dậy bỏ đi. Bị quan ngự sử hỏi tội, ông cãi: “Lúc Khắc Chung nói thì thần đã đi rồi”. Vua (Trần Minh Tông) phán “Ngươi nghe biết là đùa cợt, không can, lại bỏ đi. Thế là cố ý hãm mọi người vào chỗ tội lỗi mà tính kế tránh cho mình”. Rốt cuộc vẫn bị phạt.

Mùa thu, tháng 9 năm ất Hợi (1335). Bấy giờ đã sang đời vua Trần Hiến Tông. Đoàn Nhữ Hài theo thượng hoàng (Trần Minh Tông) đi đánh Ai Lao. Đoàn Nhữ Hài lúc đó chỉ huy quân Thần Vũ và Thần Sách, kiêm chức Kinh lược đại sứ Nghệ An. Quân Ai Lao xâm phạm đất Nam Nhung thuộc Nghệ An. Thượng hoàng sai ông làm đốc tướng, các quân đều theo sự chỉ huy của ông. Sử chép đoạn này nguyên văn như sau (riêng những chữ trong ngoặc là lời bàn thêm):

“Nhữ Hài chỉ đem quân Thần Vũ và quân Nghệ An tiến đánh, đoán chừng Ai Lao giữ đất Nam Nhung, quân ít và yếu, đánh nhất định thắng (chủ quan khinh địch). Vả lại trại nó sát sông lớn Tiết La (một khúc của sông Lam bây giờ), sau khi thắng trận bắt được tù binh, theo dòng xuôi xuống, đi qua Chân Lạp và các nước Phiên khác, đều có thể diễu võ giương oai, nhân đó dụ bảo con em các nước ấy vào chầu, ý muốn lập kỳ công để lấn lướt người cùng hàng (kế hoạch quá lớn).

Đến ngày giao chiến, mây mù che tối, giặc đã phục sẵn voi ngựa, hai mặt giáp công, quan quân thua to, sa xuống suối chết đuối đến quá nửa. Nhữ Hài cũng ở trong số chết đuổi đó.

Thượng hoàng được tin đó bảo rằng: “Nhữ Hài dùng mưu tất thắng, thừa kế tất thắng, công đã gần thành, cuối cùng bị giặc nhử mồi (mà chết). Nhữ Hài không phải không biết tình thế của giặc, chỉ vì muốn làm to quá mới đến nỗi vậy...

Trận này sử chỉ chép có thế. Song ngoài việc Đoàn Nhữ Hải chủ quan khinh địch, trong quân ông tất có nội gián. Kẻ này không phải tầm thường, sợ ông lập được kỳ công (kế hoạch của ông chính là như thế) sẽ lấn át mình nên đã ngầm báo cho quân Ai Lao đặt phục binh. Khắc Chung thì đã chết rồi. Vậy kẻ đó là ai? 

Nghe tin Đoàn Nhữ Hài mất, tiếc thương vị anh hùng trung nghĩa, tài ba đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự trùng hưng đất nước, nhà Trần tiếp tục củng cố lại lực lượng để tiến công, đánh bại quận giặc, thu phục đất đai, chiêu dụ được nhân dân Làng Củng - huyện Tương Dương (xã Bồng Khê - huyện con Cuông ngày nay) làm lễ tế linh hồn Đoàn Nhữ Hài và lập đền thờ ông tại làng ven sông để quanh năm hương khói.

Đến thời Hậu Lê (năm Cảnh Hưng thứ 2 - 1739) hậu duệ của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài là Đoàn Viết Yến, lúc này làm Tri huyện Quỳnh Lưu thấy đền thờ của ngài nằm ở vùng đất xa xôi, khó khăn cho việc hương khói và thăm viếng của con cháu nên đã xin phép nhà vua cho chuyển đền thờ của Đoàn Nhữ Hài và lập mộ chiêu hồn Ngài trong khuôn viên đền thờ tại làng Nguyệt Tiên - xã Diễn An - huyện Diễn Châu.

Hậu duệ của danh thần Đoàn Nhữ Hài có Đoài Đại Lang từ Khuôn phụ huyện Gia Phúc ( Gia Lộc, Hải Dương) tòng quân theo vua Lê Thánh Tông đi đánh dẹp Chiêm Thành lập công bắt Trà Toàn, khải hoàn hồi triều. Đoàn Đại Lang xin được ở lại đất Ba Châu (Duy Xuyên, Quảng Nam) khai hoang lập nghiệp sinh dòng họ Hậu Duệ có Đoàn Công Huyền, Hậu Duệ là Đoàn Công Nhạn được chúa Nguyễn phong chức tước Thạch Quận Công. Đoàn Công Nhạn sinh ra con trưởng là Đoàn Công Quảng, làm quan thời chúa Nguyễn, tước Quốc Cữu sầm Oai hầu và Đoàn Thị Ngọc là vợ chúa Nguyễn Phúc Lan, là mẹ chúa Nguyễn Phúc Tần. Bà Đoàn Thị Ngọc có công dạy dân trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ kéo sợi dệt vóc lụa Nguyễn ánh tranh được làm vua hiệu Gia Long đã tôn miếu hiệu cho cụ bà nội là Trịnh thục Từ tĩnh Mẫu duệ Kính hiếu Chiêu Hoàng Thái hậu và xây phần mộ gọi là lăng Vĩnh Diên hiện còn ở Chiêu Sơn là di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng cấp bằng công nhận cấp Nhà nước. Con cháu chi này vẫn còn nhiều ở Duy Xuyên.

Đền thờ Đoàn Nhữ Hài được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 2300m2, ngoảnh mặt về phía chính Tây. Xung quanh đền là vườn phi lao quanh năm xanh tốt, tạo bóng mát cho di tích. Cách 200m về phía đông là Quốc lộ 1A, ngày đêm nhộn nhịp người và xe cộ qua lại. Cách đền khoảng 3 km về phía Nam là đền Cuông, nơi thờ Thục An Dương Vương - vị anh hùng dân tộc đã có công lập nên nước Âu Lạc, được xây dựng dưới chân núi Mộ Dạ. Phía trước đền là những cánh đồng màu mỡ, xóm làng trù phú, xa hơn là dãy núi Mụa Chân Tiên trải dài nhấp nhô và làng mạc yên vui của làng Nguyệt Tiên như một bức bình phong chắn gió, bảo vệ sự bình yên cho ngôi đền. 

 Lúc đầu quy mô đền thờ còn đơn sơ. Đến thời nhà Nguyễn, đặc biệt là đời Tự Đức Nguyên niên, đền thờ Đoàn Nhữ Hài được nhân dân và dòng họ trùng tu, xây dựng với quy mô lớn gồm các công trình: Cổng tam quan, sân vườn, hạ điện, trung điện, thượng điện, hữu - tả vu và 1 nhà soạn lễ... Đền thờ Đoàn Nhữ Hài là nơi nổi tiếng linh thiêng, góp phần làm nên vùng đất Diễn Châu trở thành nơi địa linh nhân kiệt.

 Hàng năm, cứ đến ngày 12/3 âm lịch, nhân dân và con cháu dòng họ Đoàn quây quần về đền thờ tế lễ, tưởng niệm vị danh tướng Đoàn Nhữ Hài. Ngày nay con cháu đã di dời các ngôi mộ của các cụ Tổ đưa về đây, vì thế nơi đây cũng là Nhà thờ họ Đoàn khu vực Bắc miền Trung. Đền thờ Đoàn Nhữ Hài đã và đang thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương đến tham quan tưởng niệm, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Chưa đến 20 tuổi, chưa hề có đỗ đạt gì, cũng không phải Hoàng thân quốc thích, không có bất kỳ sự giới thiệu hay quen biết nào, vậy mà Đoàn Nhữ Hài lại được phong chức quan đầu triều. Đây quả là một câu chuyện lịch sử ly kỳ về định mệnh…

Câu chuyện định mệnh ly kỳ này được ghi chép cẩn thận trong “Đông A di sự”, một cuốn sách do Trần Triều Bình Chương Quốc Sư và Băng Hồ Tướng Công Trần Nguyên Đán chắp bút. Cuốn sách cổ này là một tư liệu quý, do chính những người trong dòng tộc nhà Trần ghi chép lại từng chi tiết về các sự kiện của triều đại nhà Trần. Dưới đây xin được gửi tới độc giả câu chuyện về Đoàn Nhữ Hài.

Định mệnh phải chăng là có thật?

Thời còn đang chuẩn bị cho kỳ thi Thái học sinh (tiến sĩ), thư sinh 20 tuổi Đoàn Nhữ Hài là một học trò của trường Quốc Tử Giám tại kinh thành Thăng Long. Vào một ngày nọ, cậu đến chơi chùa Diên Hựu (ngày nay còn gọi là Một Cột), tình cờ gặp một vị hòa thượng. Nghe nói người tu hành có thể đoán biết tương lai, Đoàn Nhữ Hài đã tò mò hỏi về con đường làm quan của mình.

Vị hòa thượng hỏi Đoàn Nhữ Hài ngày tháng năm sinh và nhận được câu trả lời rằng: “Tôi tuổi kỷ mão, tháng 9 ngày mồng 1, giờ mão”.

Vị hòa thượng bấm đốt ngón tay thong thả nói: “Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá Vua ở sân rồng, tức là số làm tới Tể tướng”.

Vị hòa thượng giải thích kỹ hơn:

“Mệnh tiên sinh lập tại mùi, xương, khúc, kình miếu địa thủ mệnh. Lại được Nhật mão, Nguyệt tại hợi tịnh minh chiếu, thêm cách giáp Quang, Quý. Đây là cách của Đại thần phò tá Đế vương. Năm nay Đại hạn của tiên sinh ở Tỵ có hình, tang, cơ, mã được nguyệt chiếu. Tiểu hạn ở thân, ngoại triều có tham vũ, tướng, quyền, lộc, tả, hữu tất thành đại hỷ sự, đại hỷ sự sẽ đến một cách bất ngờ. Khi tiên sinh bị ngựa đá hoặc cắn thì là khi công danh tới đấy”.

Đoàn Nhữ Hài nghe xong thì mừng lắm, trở về chăm chỉ học hành. Nhưng tháng sau khi cậu thi khảo hạch của Quốc Tử Giám thì bị trượt vì lời văn ngông nghênh, kênh kiệu quá.

Đoàn Nhữ Hài giận lắm, tìm tới vị hòa thượng trách mắng: “Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái học sinh được? Không đậu Thái học sinh thì sao có thể làm Tể tướng?”

Vị hòa thượng điềm tĩnh giảng giải:

“Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Năm nay tiểu hạn tiên sinh nhập cung Dậu được Thái dương miếu địa, Hóa khoa từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên nhan. Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên mã gặp Đà la tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp Vua. Đây tôi cho tiên sinh biết: ngày 13/6 này tiên sinh sẽ được gần Thiên tử”.

Cuối cùng, vị hòa thượng còn không quên dặn dò: “Sau này ở địa vị cực cao quý, tiên sinh phải thương yêu muôn dân”.

Đoàn Nhữ Hài khấp khởi mừng thầm, về chờ đến ngày 13/6. Tuy nhiên ngày hôm đó chờ mãi mà chẳng có gì lạ. Cậu ta lại tức tốc tìm đến chùa Diên Hựu, lần này là để hỏi tội hòa thượng. Nhưng trên đường đi, cậu đụng phải một người đang cưỡi ngựa, ngã lăn vào bụi cỏ.

Đoàn Nhữ Hài tóm lấy dây cương hạch tội: “Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta?”

Người cưỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội ngược phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi: “Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây!”

Đoàn Nhữ Hài bức xúc: “Ta học trường Quốc tử giám, sắp thi Thái học sinh, thì Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo đều thông. Sao lại không biết chữ?”

Biết Hài đang buồn vì thi rớt, người cưỡi ngựa tiếp lời: “Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc Tử Giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng?”

Đoàn Nhữ Hài tiếp tục lớn tiếng: “Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái học sinh đậu Trạng nguyên, đó là Vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy?”

Người kia đáp: “Tôi là Vua đây”.

Lúc này Đoàn Nhữ Hài thất kinh hồn vía, nhìn lại thấy người này dù mặc áo lót, mũ đội ngược phía sau ra phía trước, nhưng mũ ấy là mũ của thiên tử, chân đi hài bên thêu Long, bên thêu Phụng. Hài quỳ xuống tung hô vạn tuế và tạ tội.

Nguyên chuyện là thế này, khi Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Trần Anh Tông rồi đi tu, Vua Anh Tông thường hay rượu chè say sưa. Một hôm Thượng hoàng Trần Nhân Tông bất ngờ từ Thiên Trường về Thăng Long mà không một ai biết trước. Thượng Hoàng thong thả đi lại trong cung điện từ giờ Thìn sang giờ Tỵ mà không thấy con đâu. Thượng Hoàng hỏi thái giám, vị thái giám đến tìm thấy Vua Anh Tông nhưng Vua đang say mèm không sao dậy nổi. Vậy là Thượng Hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan đến họp ở Thiên Trường với ý phế truất Vua Trần Anh Tông.

Đến giờ mùi, Vua Trần Anh Tông mới tỉnh dậy nghe báo sự việc thì sợ quá, không kịp ăn mặc gì cả, nhảy lên ngựa chạy vội về và đụng phải thư sinh Đoàn Nhữ Hài.

Vậy là Đoàn Nhữ Hài đã cùng Vua Trần Anh Tông tức tốc về Thiên Trường (Nam Định ngày nay). Trên đường đi, Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài 2.200 chữ tạ tội. Đến nơi, vì Thượng hoàng Trần Nhân Tông còn giận, không cho Vua Anh Tông gặp, nên hai người dâng biểu rồi quỳ ở ngoài.

Các quan lấy tờ biểu truyền cho nhau đọc rồi cùng trầm trồ khen hay. Thượng hoàng nghe được bèn sai người đưa biểu vào. Thượng hoàng Nhân Tông xem biểu tạ tội, quả nhiên lời văn hàm súc, ý tứ cao thâm, hỏi thăm biết được người làm biểu tạ tội đi cùng Vua, bèn truyền lệnh tha tội cho Vua Anh Tông, rồi truyền gọi Đoàn Nhữ Hài vào.

Thượng Hoàng Nhân Tông nhìn Đoàn Nhữ Hài rồi nói: “Trông tiên sinh dung quang khác lạ, chắc thế nào cũng là bậc văn thần sau này. Để bần tăng coi lại lá số tử vi cho tiên sinh xem”. (Thượng Hoàng sau khi nhường ngôi cho con liền đi tu, nên khi xưng hô vẫn hay tự gọi mình là bần tăng)

Đoàn Nhữ Hài trình bát tự (ngày tháng năm sinh). Thượng Hoàng bấm tay xem qua mừng lắm: “Ta đang lo không có một văn thần trẻ tuổi phò tá con ta. May gặp tiên sinh đây là người trung liệt, văn mô vũ lược, chí cả, tâm hùng đáng là bậc Đại thần vậy”.

Lúc này Đoàn Nhữ Hài mới kể câu chuyện gặp một hòa thượng ở chùa Diên Hựu và đoán trước việc gặp được Vua, mọi việc ngẫm lại quả nhiên chính xác vô cùng. Thượng Hoàng cười bảo Đoàn Nhữ Hài:

“Khoa Tử vi do Hoàng Bính tiên sinh truyền cho Thái Tông nhà ta. Con gái người là Hoàng Thái Phi (tức con gái Hoàng Bính được gả cho vua Trần Thái Tông, được đặt là Huệ Túc Phu Nhân) truyền cho bần tăng, còn thượng phụ cũng được người truyền (thượng phụ tức là đức thánh Trần). Thượng Phụ truyền cho Tuệ Trung thượng sĩ. Chính bần tăng là đệ tử của ngài Tuệ Trung. Người xem tử vi cho tiên sinh là ngài Tuệ Trung đấy.”

Thượng Hoàng xem kỹ lá số của Đoàn Nhữ Hài rồi nói thêm rằng:

“Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.”

Lúc này Vua Trần Anh Tống mong Thượng Hoàng có thể cứu giúp: “Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không?”

Thượng Hoàng liền lấy từ bìa cuốn kinh Kim Cương viết mấy chữ “Tứ đại giai không, miễn tử” rồi trao cho Đoàn Nhữ Hài và nói:

“Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim Cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh.”

Trở về thành Thăng Long, Vua Trần Anh Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm chức quan Ngự sử trung tán, đây là chức quan vào hàng đầu triều, có nhiệm vụ can gián nhà Vua. Lần đầu tiên một người chưa hề đỗ đạt gì, không phải Hoàng thân quốc thích, không người tiền cử lại được phong làm quan đầu triều. Định mệnh dường như là có thật, thiên ý quả có thể đoán trước qua 8 quẻ hay các môn toán mệnh, tử vi.

Tuy nhiên nhiều người thời đó ganh ghét chế giễu Đoàn Nhữ Hài rằng:“Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán”. Có nghĩa là: “Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa”.

Dù bị đàm tiếu, nhưng Đoàn Như Hài cũng chỉ mìm cười. Qua câu chuyện ly kỳ của mình, ông đã hiểu rõ rằng định mệnh là có thật, ông được ngồi vào chức quan trọng yếu này là do khuôn thiên định mệnh sắp xếp cho ông.

Nhớ lại dặn dò của vị hòa thượng Tuệ Trung, ông hết lòng phục vụ cho triều đình, chăm lo cho dân chúng.

Năm 1298, Đoàn Nhữ Hài được phong chức Xử Mật Viện và nhập cung, được Khâm Từ Thái Hậu dẫn đến diện kiến với Huệ Túc Phu Nhân (vợ vua Trần Thái Tông, người chỉ dạy tử vi cho các Hoàng thân nhà Trần) tại Lầu Tinh Các (lầu chuyên quan sát thiên văn).

Huệ Túc Phu Nhân thấy Đoàn Nhữ Hài đến thì phán rằng: “Sáng nay thấy thủy tiên nở mười cánh, ta bấm độn biết là có đại thần đến viếng, tiếc rằng ta đón trễ, e không đủ lễ với bậc trung lương”.

Khâm Từ Thái Hậu kể lại rằng: “Tâu tổ mẫu, tiểu hài nhi (chỉ vua Anh Tông) vì say rượu suýt bị tội . Được Đoàn tiên sinh đây dùng văn tài tạ tội cho mới thoát”.

Huệ Túc Phu Nhân cho biết rằng:

“Thủa Hoàng Thượng (chỉ vua Anh Tông) mới ra đời, ta tính số thấy Đồng, Lương, Tang, Mã ở Mệnh thêm Hình… ta đã biết có việc này rồi. Đồng, Lương ham chơi có thể gây ra tai họa. Nhưng là phúc tinh thì không bao giờ bị truất ngôi cả. Có Tang, Hình đắc địa thì sau này càng lớn càng nghiêm cẩn, uy nghi tài ba, thái hậu đừng lo”.

Khâm Từ Thái Hậu kể lại chuyện Đoàn Nhữ Hài được hòa thượng Tuệ Trung và Thượng Hoàng xem số tử vi, rồi quay lại nói với Đoàn Nhữ Hài rằng các Hoàng thân nhà Trần biết được tử vi đều là do Huệ Túc Phu Nhân truyền dạy lại. Huệ Túc Phu Nhân bấy giờ mới hỏi Đoàn Nhữ Hài ngày sinh, Hài thưa rằng Tuỗi Kỷ Mão, tháng 9, ngày 1, giờ Mão

Huệ Túc Phu Nhân bấm số rồi nói:

“Cái cách của tiên sinh gọi là Nhật Nguyệt tịnh minh thì thế nào cũng phò tá Đế vương. Bậc cao nhất là Tể tương. Lại có Xương, Khúc, Long, Phượng, Kỵ thì văn tài xuất chúng. Có Kình miếu thì vũ lược siêu quần”.

Huệ Túc Phu Nhân am hiểu hơn về tử vi hơn, nên chỉ nói Đoàn Nhữ Hài có số phò tá Đế vương, bậc cao nhất có thể tới Tể tướng, nhưng không khẳng định ông sẽ làm tới Tể tướng như vị hòa thượng Tuệ Trung.

Khâm Từ Thái Hậu hỏi về vận hạn xấu sắp tới của Đoàn Nhữ Hài: “Cung Nô của tiên sinh tại Tý có Tham là Phiếm Thủy Đào Hoa, lại thêm Quyền, Tả, Hồng có gì đáng lo chăng?”

Huệ Túc Phu Nhân đáp rằng:

“Tham cư Nô tại Tý thì thế nào cũng có ngày tỳ thiếp làm rối kỷ cương. Quyền, Tả chế được. Tham 3 độ, Đào 3 độ, Hồng 3 độ ở cùng chung nhau thành 27 độ xấu. Quyền 3 độ, Tả 3 độ thành 9 độ không đủ chế 27 độ xấu. Nhưng Mệnh có Xương, Khúc, Kình thì bình thường chế được mà gia cang vững. Sợ là khi hạn gặp các dâm tinh thì như giặc ngoài đột nhập, trong nhà khó giữ nổi kỷ cương. Sang năm tới đây, đại hạn tiên sinh ở Tỵ, có Cơ, Hình, Mã, Đà, Tang. Tiểu hạn tại Dậu có Riêu, Hao, Hỏa, Hư. Lưu Kình nhập Mệnh, lưu Đà nhập đại hạn. Dâm tinh quá mạnh, cung Nô phát dậy thế nào cũng vì má đào mà gây họa nguy khốn. Phải nhờ lưu Thái Tuế gặp Thái Âm thành Quyền tinh tại cung Hợi giải cho nên thoát nạn”.

Đoàn Nhữ Hài tâu: “Thượng Hoàng xem số bảo thần vì má đào mà bị trảm, nên xé bìa kinh Kim Cương viết cho mấy chữ: ‘Tứ đại giai không, miễn tử’ để khi hữu sự thì dùng đến”.

Huệ Túc Phu nhân mới bảo: “Thượng Hoàng cũng là Nô cung của tiên sinh đấy, tờ giấy ấy là Tả, Quyền đấy, tiên sinh đưa cho ta giữ cho”.

Đúng như dự đoán trong tử vi, tháng 4 năm 1299 vận hạn của Đoàn Nhữ Hài đến. Mối tình của Đoàn Nhữ Hài với cung nữ tên là Giao Châu bị phát hiện. Luật của triều đình lúc đó rất khắt khe với tội ngoại tình, ngay cả đối với thường dân thì dâm phu sẽ bị tử hình, dâm phụ xử thế nào còn tùy người chồng có tha thứ hay không. Vì thế Đoàn Nhữ Hài và cung nữ đều bị khép vào tội xử trảm.

Huệ Túc Phu Nhân hay tin liền đến sân rồng, triều đình đồng loạt bái lạy. Phu nhân nói: “Xin Hoàng thượng và triều đình cho ta góp vài lời quê mùa nên chăng?”

Huệ Túc Phu Nhân tiếp lời rằng:

“Thái Tông nhà ta đức rộng như biển. An Sinh Vương dặn Thượng Phụ (tức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) cướp ngôi, ngài biết cả, thế mà vẫn trọng dụng Thượng Phụ, nên họ Đông A (tức họ Trần) mới làm nên đại nghiệp phá Thát Đát. Nay Giao Châu bất quá 16 tuổi, Đoàn tiên sinh bất quá 21 tuổi. Tiên sinh chưa vợ. Giao Châu tiến cung đã 6 tháng không gặp thiên tử. Trai tài gái sắc họ cảm nhau là chuyện thường. Nay vì chút ít kỷ cương mà giết một công thần tài đức, làm mất đi đức bao dung của Tiên đế không? Sao bằng tác hợp cho Đoàn tiên sinh đây và Giao Châu thành phu phụ để tuyên đức bao dung của triều đình. Trọn đời họ là kẻ chịu ơn triều đình, nhất tâm khuôn phò xã tắc, quý thay.”

Nhưng Vua Anh Tông đáp rằng: “Hài nhi không chủ trương được việc này. Hình pháp đã định”.

Phu Nhân cho rằng: “Giao Châu là cung phi, thì để cho nội cung xử. Ta là phu nhân của Thái Tông, bậc cao nhất nội cung, để ta lãnh xử. Còn Đoàn tiên sinh làm Xử Mật Viện là người của họ Đông A hơn của triều đình, xin giao cho Thân Vương xử”.

Theo lệ nhà Trần thì các Thân Vương đều về ấp ở, mỗi tháng chỉ cần một vị ở triều đại diện cho các Thân Vương. Vị Thân Vương đại diện tháng 4 năm ấy đã tâu rằng: “Thánh đức của Thái Tôn nhà ta nên giữ lấy. Thần xin tác hợp cho Đoàn tiên sinh và Giao Châu”.

Cảm thấy mấy lời của mình và ý kiến của Thân Vương chưa thuyết phục hẳn các quan trong triều, lúc này Huệ Túc Phu Nhân mới rút trong tay áo ra tấm bìa kinh Kim Cương có bút tích của Thượng Hoàng. Trên đó viết: “Tứ đại giai không, miễn tử”. Lúc này cả Vua và triều đình đều tung hô vạn tuế.

LÝ LỊCH DI TÍCH

ĐỀN THỜ ĐOÀN NHỮ HÀI

 I- Tên gọi:        

Tên gọi: Đền thờ Đoàn Nhữ Hài

                Đoàn Nhữ Hài sinh năm 1280 tại làng Hội Xuyên, huyện Tr­uờng Tân, Lộ Hồng Châu (nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải D­ương). Ông là ng­ười có nhiều công lao giúp vua Trần trị vì đất n­ước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn Nhữ  Hài  mất năm 1335 trong một trận quyết chiến với quân xâm l­ược Ai Lao để bảo vệ bờ cõi phía Nam của Tổ quốc. Sau khi Đoàn Nhữ Hài qua đời, triều đình nhà Trần th­ương tiếc giao cho nhân dân vùng Nam Nhung (huyện Tư­ơng D­ương, tỉnh Nghệ An ngày nay) lập Đền thờ ngay tại nơi ông mất để quanh năm h­ương khói.

                Đến thời Lê (năm Cảnh H­ưng thứ 2) hậu duệ của Đoàn Nhữ Hài là Đoàn Viết Yến, lúc này làm tri huyện Quỳnh Lư­u thấy đền thờ của ngài nằm ở vùng đất xa xôi, khó khăn cho việc h­ương khói và thăm viếng của con cháu nên đã tâu xin phép nhà Vua cho chuyển Đền thờ của Đoàn Nhữ Hài về xây dựng trên vùng đất mà Đoàn Nhữ Hài và con cháu của ông đã sống trong thời kỳ ông làm kinh l­ược đại sứ Nghệ An, đồng thời lập Mộ chiêu hồn Ngài trong khuôn viên Đền thờ tại làng Nguyệt Tiên - xã Diễn An - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An, tồn tại cho đến ngày nay.

 Hàng năm, cứ đến ngày 12/3 âm lịch, nhân dân và con cháu dòng họ Đoàn quây quần về đây tế lễ, t­ưởng niệm. Vì thế,  

  " Họ Đoàn luôn có T­uớng đ­uợc ghi sử sách

  Con cháu luôn trau dồi văn võ nối nghiệp"

Đỉnh cột quyết đ­ợc xây hình lồng đèn cách điệu, bốn mặt có kính.

        Về kết cấu, khung nhà bái đ­ờng đ­ợc làm bằng gỗ lim, hệ thống cột, 4 cột quânvà 2 cột hiên (2,4 m  x 0,22 m x 0,22 m ) đỡ 2 cổ nghé sau, tạo sự vững chắc cho ngôi đền. Nối các kèo, xà hạ bằng các mộng, sàm vừa chắc, vừa khít.

                 Về kiểu dáng, nhà bái đ­ờng đ­ợc làm theo kiểu tiền trụ, vì kèo thiết kế theo kiểu kẻ chuyền, giá chiêng. Hệ thống phủ đầu, hoành đ­ợc trải đều hai mái (tr­ớc 11 đ­ờng, sau 8 đ­ờng ). Vì các thân xà, hạ đ­ợc vát theo kiểu sống khế, 2 phần chính nối phần chuyền chạm đầu rồng và dây hoa cách điệu. Một số xà, hạ khác đ­ợc chạm nổi các vân mây, dây hoa. Nét chạm sắc, mềm mại, uyển chuyển trông thật sống động, tạo cho bộ khung nhà trông nhẹ nhàng, thanh thoát. Nhà bái đ­ờng của đền thờ Đoàn Nhữ Hài đ­ợc coi là một trong số ít công trình kiến trúc bằng gỗ quý, cỗ có cham trổ đẹp còn đ­ợc l­u giữ trên mảnh đất " Nguyệt Tiên" này.

                . Bài trí nội thất     

                Nhà bái đ­ường để trống

4. Nhà hậu cung:

                 Bái đ­ờng và Hậu cung đ­ợc ngăn cách bởi sân lộ thiên, có chiều dài bằng nhà bái đ­ờng (7,4m); rộng 2,95m, sâu 0,22m, đ­ợc láng bằng vữa tam hợp tạo sự thông thoáng và chống xói mòn.

                  Nối nhà bái đ­ờng và hậu cung, hai bên bức t­ờng giắc xây bằng gạch - vôi vữa, có kích th­ớc: 3,2 m x 0,3 m x 0,3 m. Mặt tr­ớc thân cột đ­ợc nhấn câu đối:

   " Tiền thái tổ môn kinh phát tích

    Hậu tổ tiên phủ diễn khai cơ"

                  Nghĩa là:                    

  " Tr­ớc gốc tổ kinh môn nơi phát tích

     Về sau đến Diễn châu lập làng khai cơ"

                 Đỉnh cột đ­ợc gắn t­ợng nghê nằm trên hoa sen cách điệu, trong t­ thế chầu vào đền trông thật sống động.  

                 Nhà Hậu cung đ­ợc xây dựng trên mặt bằng có diên tích gần bằng 28 m2 (dài 6,0m ; rộng 4,65 m ) gồm 3 gian 2 hồi. Ba phía xây t­ờng. Phía tr­ớc đóng cửa ra vào ở 3 gian. Cửa đ­ợc đóng theo kiểu ván dật, ngạch cửa đ­ợc xây bằng gạch, vôi vữa với độ cao 0,1 m. phía trên ng­ỡng cửa gian giữa đ­ợc đắp nổi bức cuốn th­ nhấn 3 chữ Hán màu đen viết lệch nhau, chữ giữa cao hơn, hai chữ bên bằng nhau: " Đoàn thần từ", nghĩa là "Đền thờ họ Đoàn ". Hai bên, phải - trái vẽ hai con ph­ợng cách điệu trong t­ thế đang bay, đỡ bức cuốn th­. Nét vẽ uyển chuyển, mềm sắc tạo hình t­ợng con chim ph­ợng rất sống động. ẩn sau bức cuốn th­ là 2 cành đào đang nở hoa trông thật tinh khiết.

                 Phía trong bức t­ờng ở hai hiên nhà đ­ợc đắp nổi hình t­ợng hai con chim hạc đứng trên l­ng rùa, miệng hạc ngậm bông hoa sen. Hạc ở t­ thế đứng thẳng, đầu v­ơn cao. Rùa ở t­ thế đang bò, đầu v­ơn dài ra phía tr­ớc.

                  Mặt ngoài cột trụ nối gian giữa với hai gian bên đ­ợc kẻ khuôn màu đỏ, phía trong tô vàng kín, viết hai câu đối màu đen có nội dung:                        

  " Lịch đại trần triều phong t­ớng

  Kim triều Việt sử tặng võ quan"

Nghĩa là:

   " Đời vua nhà Trần đ­ợc phong t­ớng

    Nay sử sách còn ghi lại quan võ"      

                  Nền nhà Hậu cung đ­ợc đắp cao hơn sân lộ thiên 0,23 m, láng bằng vữa tam hợp. Mái nhà lợp bằng ngói âm d­ơng. Hệ thống bờ nóc đ­ợc đắp nổi hình L­ỡng - long - triều - Nguyệt. Con rồng ở mái nhà có phần chân khỏe, bám chắc vào nóc mái, thân rồng uốn làm 3 khúc quấn trong các giải mây. Đầu rồng dữ tợn, ngẩng cao chầu vào mặt nguyệt tròn đ­ợc viền các tia hào quang lấp lóa. Khung nhà Hậu cung làm bằng gỗ lim, hệ thống cột (4 cột và 2 cột áp vào t­ờng ) đ­ợc làm theo kiểu tứ trụ, vì kèo thiết kế theo kiểu chuyền chụp. Vì các thân xà, hạ đ­ợc vát theo kiểu sống khế, 2 đầu d­ xà phía sau chạm đầu rồng ngoảnh mặt vào nhau, nghệ thuật chạm khắc điêu luyện, đ­ờng nét sắc sảo tạo cho con vật nhẹ nhàng, sống động, làm tăng sự cổ kính cho ngôi nhà.

                 . Bài trí nội thất:

                  Nhà Hậu cung là nơi thờ chính vị danh thần tài hoa Đoàn Nhữ  Hài. Bài trí trong nhà Hậu cung nh­ sau:         

                 - Gian bên phải: đ­ợc bài trí 01 h­ơng án xây bằng vữa tam hợp, dài 1,33 m; rộng = cao = 0,85m . Hình dáng giống nh­ h­ơng án gỗ. H­ơng án đ­ợc sơn màu nâu thẫm, mặt tr­ớc đ­ợc đắp gờ nổi, tạo chỉ màu đỏ. Trên h­ơng án, phía trên xà treo bức cữa võng bằng nỉ màu đỏ, đ­ợc điểm hình l­ỡng, long, nguyệt dệt nổi. phía trên thêu 3 chữ Hán " Đức L­u Quang". Nét thêu đẹp, hoa văn nổi trông thật sinh động và uy nghiêm.

                 - Gian giữa: Đặt một bàn thờ 2 cấp xây bằng vữa tam hợp, đ­ợc sơn màu để làm nổi các đồ thờ:   

                  Bàn thờ ở phía tr­ớc cao 0,48 m; rộng 0,85 m, sơn màu trắng, trên bàn thờ bày l­ h­ơng, đôi cọc sáp, đôi ống h­ơng, mâm chè, 3 đài trãn đều bằng gỗ sơn son; 2 lọ hoa bằng sứ....làm ph­ơng tiện cho du khách bày các vật phẩm tiến cúng.

                  Bàn thờ phía sau cao hơn (cao 1,3 m; rộng 0,67 m) đ­ợc sơn màu vàng thẫm, ở phía tr­ớc bày 01 mâm ngũ quả, 03 đĩa trãn gỗ sơn son thếp vàng. Nửa phần còn lại phía sau, đặt 01 long ngai bằng gỗ, sơn son thếp vàng rực rỡ, chạm khắc tinh xảo và 01 đôi kiếm gỗ sơn son.

                  Nhìn tổng thể, long ngai đ­ợc cấu tạo gồm 02 phần chính. Long ngai có kiểu dáng giống nh­ chiếc ghế ngồi, long ngai đ­ợc trang trí sơn son thếp vàng tuyệt đẹp ....phần chân, tạc theo kiểu chân quỳ có tỉa hoa văn. Phần thân trang trí vân mây, dây hoa, sóng n­ớc chảy dọc ôm lấy bài vị thờ Đoàn Nhữ Hài bằng chữ Hán " Th­ợng thái thỉ tổ lịch triều gia tặng sắc phong Ngự sử trung tán, chính sự khu mật viện đắc mệnh đại sứ Chiêm thành lập công đệ nhất hạng Trần triều đại sắc phong Thần vũ, Thần sách kiêm kinh l­ợc sứ Nghệ An đốc t­ớng chỉ huy toàn quân. Sắc phong đại đô đốc Đoàn quý công húy Nhữ Hài, Hiệu Đoan túc anh dũng t­ớng quân thần vị"

                  Bệ ngai đ­ợc tạc theo kiểu chân quỳ. Các mặt chính của phần bệ đ­ợc chia ô chạm lộng hình l­ỡng - long - triều - nguyệt, chim ph­ợng và dây hoa. Thân ngai bao gồm tay ngai và các con đỡ. Tay ngai đ­ợc mô phỏng bàn tay của thần đang đặt trên tay của một chiếc ghế trong t­ thế ngồi oai vệ. Hai cánh tay uốn cong hình cung, bàn tay đ­ợc cách điệu bằng 02 đầu rồng v­ơn cao. Để tránh sự đơn điệu bằng 02 đầu rồng v­ơn cao. Để tránh sự đơn điệu trong cách tạo dáng, các con tiện tròn nâng đỡ tay ngai đều đ­ợc chạm nổi hoa văn....

                 Phía trên xà hạ treo bức cữa võng giống nh­ bức cữa võng gian bên phải.   

                 D­ới xà hạ, phía t­ờng treo tờ bài biểu của Đoàn Nhữ Hài  viết giúp vua Trần Anh Tông đ­ợc con cháu sao lại sau khi lập đền, tờ bài biểu bằng nỉ màu đỏ cũ, nội dung đ­ợc viết bằng chữ hán màu đen.

                 - Gian trái: Bài trí giống gian phải.

5. Nhà Hữu Vu:

                  Nhà Hữu vu của đền thờ Đoàn Nhữ Hài đặt dọc, nằm cách nhà bái đ­ờng khoảng 2 m về phía bắc.

                 Nhà Hữu vu đ­ợc xây trên mặt bằng có diện tích gần bằng 53 m2; dài 8,4 m; rộng 5,5 m ) gồm 3 gian 4 vì, ngoảnh mặt về phía tây. Mái nhà đ­ợc kết cấu theo kiểu mái chùa, lợp bằng ngói âm d­ơng. Bờ nóc đ­ợc xây bằng gạch chỉ, gia trát vôi vữa với độ cao 0,385 m; hai bờ dãi mái tr­ớc đựợc đắp nổi đầu rồng v­ơn cao. Nền nhà láng bằng xi măng. Bờ t­ờng 3 phía ( Nam Bắc, Đông) xây thẳng để tránh n­ớc m­a tạt vào đền, bờ t­ờng phía Nam mở cửa nác     

                  Mặt tr­ớc nhà Hữu vu mở 03 lối cửa ra vào, ngăn cách nhau bởi bức t­ờng và cột gỗ lim, ngạch cữa xây bằng gạch chỉ, gia vôi vữa tạo thành

th­ng cửa ván dật.

                 Khung nhà hữu vu làm bằng gỗ lim, hệ thống cột (2 cột cái, 8 cột quân), các bộ phận của khung nhà đựợc bào trơn, đóng bén, sàm mộng kín chắc.

                 Nhà Hữu vu đ­ợc làm theo kiểu tứ trụ, vì kèo thiết kế theo kiểu ván mê, chạm nổi hình long, ly, quy, ph­ợng....trên khuông vì nhấn chữ Hán màu đen đã bị mờ. 

                 . Bài trí nội thất:    

                  Nhà hữu vu đặt dọc, lòng nhà không rộng nên bàn thờ và đồ tế khí đ­ợc bài trí ở gian trong. Gian ngoài để trống tạo lối đi lại cho ng­ời bảo vệ đền và du khách vào - ra thắp h­ơng, t­ởng niệm.

                 - Gian giữa: Đặt 01 h­ơng án bằng gỗ sơn son thếp vàng đã cũ. Trên h­ơng án đ­ợc bày 01 l­ h­ơng gỗ, chén thờ....làm nơi hành lễ cho du khách vào gian trong thắp h­ơng, phúng viếng.

                  - Gian trong: Là nơi thờ thần tổ, cụ tổ, bà tổ... nên đ­ợc bài trí nh­ sau:  

                 + ở giữa đ­ợc đặt 01 bàn thờ 03 cấp bằng gỗ, dài 1,22 m; rộng 0,74 m. Tầng trong cao 0,85m; tầng giữa cao 0,77 m; tầng ngoài cao 0,74 m đ­ợc sơn màu nâu thẫm. Trên bàn thờ trong cùng đặt 01 khám thờ bằng gỗ, kết cấu theo kiểu mái vát, diềm có kích th­ớc: Cao 2,9 m; rộng 0,69 m; dài 1,14 m. Mặt tr­ớc khám thờ chạm nổi bộ tứ linh hình l­ỡng - long- triều - nguyệt. Nét chạm điêu luyện, cách bố trí mềm mại. các mảng chạm và cả thân của khám thờ đều sơn son thếp vàng, do đó khám thờ trở thành đồ thờ đẹp, quý và linh. 

                  Bàn thờ giữu (cấp 2) đ­ợc chạm trổ bộ tứ linh, có hình dáng giống nh­ h­ơng án gỗ. Trên bàn thờ đặt mâm chè, cọc nến, đài trãn, chén thờ, l­ h­ơng.....

                  Bàn thờ cấp 3 (ngoài) đ­ợc bày l­ h­ơng gỗ, mâm bồng, ống h­ơng sơn son, chén thờ......

                  + Bên phải gian trong nhà Hữu vu đặt 01 h­ơng án, có kích th­ớc: dài 1,09; rộng 0,68m; cao 1,41 m đ­ợc làm bằng gỗ chia thành các ô không đều nhau. Mặt ván đặt trong các ô đ­ợc chạm nổi các con vật trong bộ tứ linh, các loại hoa trong bộ tứ quý. Vì nét chạm điêu luyện, cách bố trí mềm mại, các mảng chạm và cả phần thân của h­ơng án đều đ­ợc sơn son thếp vàng nên h­ơng án cũng trở thành đồ thờ đẹp, quý và linh thiêng nh­ khám thờ. Trên h­ơng án bày l­ h­ơng, cọc nến, đài trãn, chén sứ, mâm chè, giá g­ơng....phục vụ cho nhu cầu trình bày, đặt lễ vật của nhà đền và du khách.  

                  + Bên trái đặt 01 bàn thờ bằng gỗ có kích th­ớc (dài 1,33 m; rộng 0,81 m; cao 0,79 m) đ­ợc sơn màu nâu thẫm. Trên bàn thờ đặt 01 l­ h­ơng, mâm chè, chén sứ, giá g­ơng, đãi trãn, cọc nến....      

6. Nhà tả vu:       

                  Nhà tả vu đ­ợc xây dựng trên mặt bằng có diện tích gần bằng 20 m2 ( dài 6,4 m; rộng 3,4 m) gồm 3 gian 1 vì, 1 bức t­ờng ngăn đỡ đầu vì kèo tạo thành 3 gian.

                Mái nhà tả vu lợp bằng ngói d­ơng, hệ thống bờ nóc đ­ợc xây dựng bằng gạch chỉ với độ cao 0,335 m. Nền nhà láng bằng vôi vữa. 3 phía (Nam, Tây, Đông ) xây t­ờng bằng gạch mở cửa thông hơi. Mặt tr­ớc đ­ợc tạo bởi làm 2 lối cửa ra vào, ngăn cách nhau bằng các bức t­ờng nhỏ, đóng cửa bằng panô, ngoảnh mặt về phía bắc.

         Khung tả vu đựoc làm bằng gỗ kiền kiền, da, mít, dổi.... đ­ợc thiết kế theo kiểu kèo xông, rẽ quạt. ăn thông các xà, hạ, hoành là một bức t­ờng xây bằng gạch chỉ, gia trát xi măng, trổ lối đi lại tạo thành t­ờng ngăn làm gian bếp nấu.

     * Bài trí nội thất:

        Nhà tả vu dùng làm nơi đón khách, nấu n­ớng, chuẩn bị các lễ vật....phục vụ nhu cầu t­ởng niệm hàng ngày và tổ chức tế lễ hàng năm, nên việc bố trí rất đơn giản. Gian bếp đặt bếp lò và các dụng cụ (củi, nồi niêu, rổ rá...); gian ngoài đặt bàn ghế để làm nơi đặt mân soạn lễ và làm nơi cho khách ngồi chờ hành lễ.  

VI- Thống kê hiện vật trong di tích:

1. Loại hiện vật bằng đồng:

- Chiêng:                                                                              1 cái

- Chập cheng ( thanh la):                                      2 cái

2. Loại hiện vật bằng gỗ:

- Trống các loại (da):                                        3 cái

- Long ngai (sơn son thiếp vàng ):              1 cái

- G­ơm:                                                                      2 cái

- Khám thờ (sơn son thiếp vàng):                        2 cái

- Giá g­ơng:                                                                               2 cái

- Mâm bồng:                                                                           1 cái

- Mâm chè:                                                                              8 cái

- Mâm cổ bồng:                                                 1 cái

- Đài trãn:                                                  22 cái

- ống đựng h­ơng:                                                     5 cái

- Bàn thờ:                                                                            5 cái

- L­ h­ơng:                                                                                   3 cái

- H­ơng án (sơn son thiếp vàng):                          2 cái

3. Hiện vật bằng sứ

- Bát h­ơng:                                                                               7 cái

- Lọ hoa:                                                                                  2 lọ

- Chén thờ:                                                                  24  chiếc

4. Hiện vật khác:

- Bức đại tự phocmeka:                                        1 cái

- Cữa võng nỉ:                                         5 chiếc

- Cờ các loại:                                                    10 cái

- áo, mũ:                                                                     6 áo, 8 mũ

- Thần phả:                                                                               2

- Gia phả:                                                                                  1

VII- Giá trị lịch sử văn hóa:          

                 Đền thờ Đoàn Nhữ Hài là di tích có giá trị lớn về lịch sử văn hóa.

1. Giá trị lịch sử:  

                 Đền thờ Đoàn Nhữ Hài đ­ợc nhân dân và con cháu trong giòng họ Đoàn xây dựng lên để t­ởng nhớ và ng­ỡng vọng vị danh thần tài năng Đoàn Nhữ Hài - ng­ời có nhiều công lao to lớn trong việc xây dựng đất n­ớc, đánh giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi phía nam của tổ quốc.

        Thông qua một số tài liệu, hiện vật: Nghiên cứu thần phả, sắc phong, câu đối, bài vị, văn tế ở đền là nguồn sử liệu quan trọng, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bối cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam ở thời Trần - Lê - Nguyễn, về sự đóng góp công lao to lớn của Đoàn Nhữ Hài, gắn với một giai đoạn lịch sử trong quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, hiểu biết thêm về chính sách của Nhà n­ớc phong kiến đối với những con ng­ời có công với dân với n­ớc.

            Đến với di tích, chúng ta sẽ đ­ợc hiểu thêm về sự kiện lịch sử gắn với di tích trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân địa ph­ơng nói riêng và nhân dân Nghệ An nói chung. Vùng đất " Nguyệt Tiên " đ­ợc xây dựng đền thờ Đoàn Nhữ Hài là địa điểm ghi đậm các dấu ấn lịch sử của dân tộc. Ngay trên mảnh đất này, gần 700 về tr­ớc Đoàn Nhữ Hài và hiệu quân Thần Sách - Thần Vũ đã từng đóng quân khi ngài vào giữ chức kinh l­ợc đại sứ Nghệ An. Trong kháng chiến chống pháp, đền thờ là địa điểm hoạt động bí mật của chi bộ làng Nguyệt Tiên - Nơi che chở cho những chiến sỹ cộng sản để cùng nhân dân cả n­ớc đấu tranh dành độc lập dân tộc (phong trào XVNT ). Nơi chứng kiến nhiều trận đánh trả máy bay Mỹ của tự vệ công ty sửa chữa cơ khí 4 (1)

 (1) Theo lời kể của các cụ cao niên làng Nghuyệt Tiên. xã Diễn An - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An.

 2. Giá trị văn hóa:             

                  Xây dựng đền thờĐoàn Nhữ Hài là để tỏ lòng ng­ỡng vọng của nhân dân đối với ng­ời có công với dân viứi n­ớc. Nghiên cứu vị trí đền thờ, chúng ta thấy di tích thực sự có giá trị về mặt văn hóa khoa học. Di tích xây dựng ở mọtt địa thế cao, rộng rãi, thoáng mát. Đền thờ nằm gần đ­ờng giao thông chính ( nay là quốc lộ 1 A) nên rất thuận lợi cho du khách đi thăm viếng.

        Đền thờ Đoàn Nhữ Hài đ­ợc xây dựng với quy mô vừa phải, kết cấu đơn giản nh­ng vững chắc, phù hợp với vùng đất lám m­a nhiều bão. Nghệ thuật kiến trúc của di tích chủ yếu tập trung vào một số chi tiết kiến trúc phần gỗ: vì kèo đầu d­, đầu bẩy và một số tài liệu hiện vật nh­ án th­ , khám thờ, long ngai với các dề tài chạm trổ công phu: hoa sen, cúc dây, tùng trúc, long ly quy ph­ợng. Các nét, sinh động làm tăng thêm vẻ đẹp, uy nghiêm của di tích. Giá trị nghệ thuật ở di tích còn thể hiện rõ nét ở các mảng chạm, đắp nổi vôi vữa nh­ng các mảng chạm đắp gọn sắc nét, có hồn và hết sức sinh động.

       Đền thờ Đoàn Nhữ Hài  đ­ợc xây dựng trên mảnh đất " Nguyệt Tiên " nằm gần đền Cuông - Nơi thờ Thục An D­ơng V­ơng - ng­ời có công dựng n­ớc Âu Lạc. Hành năm, vào ngày 14- 15/2 Âm lịch nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội đền Cuông với nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc nh­: Dâng h­ơng, tế thần, r­ớc kiệu, đấu vật, chọi gà, múa võ, kéo co chơi đu..v..v.. Vào dịp lễ hội nh­ thế, nhân dân làng Nguyệt Tiên và con cháu dòng họ Đoàn tham gia tổ chức hoạt động nh­: Dấng h­ơng, Tiến Lễ, vui chơi thể thao... nhằm khơi dậy trong tinh thần yêu n­ớc, lạc quan. Thông qua các hoạt động này, nhân dân, con cháu càng hết sức tự hào về quê h­ơng, dòng họ đã có đền cống hiến cho đất n­ớc nhiều anh hùng nghĩa sỹ có công với dân với n­ớc nh­ Đoàn Nhữ Hài.

                 Đền thờ Đoàn Nhữ Hài không chỉ làg nơi gặp gỡ các thế hệ con cháu trong dòng họ, hội tụ những ng­ời " có tâm, có đức" ở khắp mọi nơi trong một ý thức trở về cội nguồn, dân tộc; mà còn là những hành động mang tính nhân văn rất cao.

                 Việc tế lễ, lễ hội ở đền thờ Đoàn Nhữ Hài có nhiều sinh hoạt đa dạng, phong phú, không những đã khơi dậy và làm sống lại các hoạt động văn nghệ truyền thống, thể thao đầy lạc quan mà còn mang tính nhân văn khac nh­: vào ngày mất của ngài  (125-3 âl), ngày sóc, ngày vọng, tết thanh minh... nhân dân trong vùng và con cháu dòng họ từ bắc chí nam lại quây quần về đền làm lễ t­ởng niệm vong linh Đoàn Nhữ Hài. Đồng thời, cùng ôn lại cuuộc đời, sự nghiệp cống hiến của ông để nhân dân và con cháu ghi nhớ và noi theo.

VIII- Trạng thái bảo quản:

      Nghiên cứu thần phả, sử cũ, sắc phong và các tài liệu liên quan cùng với kết quả điền giả thực tế cho thấy:

           Đền thờ Đoàn Nhữ Hài đ­ợc xây dựng từ thời hậu lê do Đoàn Viết Yến - tri huyện Quỳnh L­u, là con cháu dòng tộc chủ công xây dựng lên. lúc đầu quy mô đền thờ còn đơn sơ. D­ới triều đại nhà Nguyễn, đặc biệt là Đời tự Đức Nguyên niên, Đền thờ Đoàn Nhữ Hài đ­ợc nhân dân và dòng họ trùng tu, xây dựng với quy mô đồ ssộ gồm các công trình sau: Cổng tam quan, sân v­ờn, hạ điện, trung điện, th­ợng điện, hữu - tả vu và 01 nhà soạn lễ... nơi nổi tiếng quý và linh thiêng.

         Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, do gần trục đ­ợc giao thông chính ( quốc lộ 1A) nên khu vực đền chịu sự tàn phá lớn của bom mỹ. Các công trình h­ hỏng nhiều, đồ tế khí mất mát, h­ hỏng phần lớn.

        Sau khi chiến tranh kết thúc, vùng đất có di tích đ­ợc quy hoạch thành vùng trồng cây của xã, di tích dần d­ợc phục hồi với các công trình, bái đ­ờng, tả vu...

      Hiện tại do điều kiện kinh phí, phần cổng tam quan và hàng rào bao quanh di tích ch­a đ­ợc phục hồi.

         Việc bảo vệ và phát huy tác dụng di tích đ­ợc chính quyền địa ph­ương và con cháu trong dòng họ hết sức quan tâm. Hiện nay có ban lễ nghi và bảo vệ gồm 12 ng­ời, và sự phân công chặt chẽ trong hoạt động. Các sinh hoạt văn hóa, lễ hội ở di tích đ­ược tổ chức chu đáo và trang nghiêm.

     Đền thờ Đoàn Nhữ Hài đã và đang thu hút đông đảo nhân dân và khách thập ph­ơng đến tham quan t­ởng niệm. Chính quyền địa ph­ương và con cháu dòng họ Đoàn có kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích theo h­ướng phục hồi cổ, trả lại dáng vẻ ban đầu cho di tích.