MỘT CHUYẾN ĐI ĐẦY ẮP KỶ NIỆM VỀ DÒNG TỘC

Post date: Jun 25, 2018 6:20:51 AM

MỘT CHUYẾN ĐI ĐẦY ẮP KỶ NIỆM VỀ DÒNG TỘC

Cũng như mọi chủ nhật cuối tuần. Dù bận việc chúng tôi vẫn phải sắp xếp cho việc thu thập tài liệu, về các chi họ Đoàn trong cả nước. Từ Hà nội chúng tôi theo hướng quốc lộ 5B về nhà thờ tổ thắp hương bái yết tổ tiên để mong chuyến đi được thuận lợi. Lộ trình đầu tiên là việc đến nhà cố Đại tá công an Đoàn Văn Minh người trước đây được giao việc sưu tầm và viết cuốn sử Họ Đoàn Việt Nam. Tiếp chúng tôi là vợ ông là bà Lê Thị Tám và cô con gái út của ông Minh Em Đoàn Thị Hồng Nhung. Chúng tôi lên nhà thờ của chi họ ông Minh thắp hương và xin nhận tài liệu do bà Tám và cô con gái đã biên soạn lại theo ý nguyện của ông Minh. Thật sự đây mới là cuốn sách gốc do ông Minh sưu tập và biên soạn. Cuốn sách này khác hoàn toàn cuốn sách mà một thành viên hội đồng Đoàn tộc giao cho ban biên soạn trước đây. Cuốn trước đây ban biên soạn nhận được đã bị thành viên này cắt xén thêm bớt. Tôi cũng không hiểu vì lý do gì ? Chúng tôi có ngỏ ý xin được thanh toán chi phí in ấn phô tô mà bà Tám đã ghi chép đầy đủ trên 4 triệu đồng và sẽ thanh toán tiền nhuận bút về số trang dùng được của cuốn sách, theo đúng thông tư 61 về xuất bản của Chính phủ. Nhưng bà Tám nhất quyết nói đây là ý nguyện của ông Minh xin tặng lại cho dòng họ trước khi qua đời. Chúng tôi cảm ơn và xin phép ra về trong lòng cảm nhận tình dòng tộc thật giản dị và thiêng liêng. Tiếp đó chúng tôi đến nhà Đại tá Đoàn Tiến Họp quê ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng để dùng cơm trưa do gia đình mời đoàn cùng một số anh em dòng tộc và bàn việc đại hội Đoàn tộc thành phố Hải Phòng vào tháng 8 tới. Bữa cơm đạm bạc thấm tình gia đình, dòng tộc. Toàn những người họ Đoàn với nhau nên câu chuyện mỗi lúc một thắm thiết. Sau bữa cơm lúc này đã gần 3 giờ chiều một số thành viên nói quay về nhưng tôi bàn với thầy giáo Đoàn Quang Mạnh. Mình đã đến đây rồi mà quay về thì sẽ tốn công lắm chúng ta nên ra huyện đảo Cát Hải để kết nối và sưu tầm thêm một số chi họ ở ngoài đảo. Mọi ngươi lo lắng là ra đảo sợ không về kịp. Tôi có nói giờ có cầu Tân Vũ - Lạch Huyện rồi nên đi cũng nhanh thôi với lại phà sang Cát Bà giờ chạy đến 11h đêm. Nên chúng tôi lại đi huyện đảo Cát Hải. Đến xã Hoà Hy huyện Đảo Cát Hải chúng tôi được biết ở đây có 2 chi họ Đoàn do là Đoàn Đức và Đoàn Văn xuất tích từ Thái Bình sang đây đã được 13-14 đời. Và có ngôi đền thờ Đoàn Đức Thái anh hùng lực lượng vũ trang sinh năm 1950 người đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người đã cứu Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ngôi đền được Đảng bộ huyện Đảo Cát Hải xây và được nhân dân huyện Đảo luôn chăm nom tu bổ thường xuyên. Điểm đến cuối cùng của chúng tôi là Đảo Cát Bà. Đến đây chúng tôi lại càng cảm nhận được tình họ tộc thiêng liêng đầm ấm của những người con họ Đoàn ngoài Đảo Cát Bà. Thật bất ngờ nhưng theo tôi cũng là cơ duyên dòng họ. Đến đây chúng tôi mới được biết Cụ Đoàn Thị Miều sinh năm 1918 Mẹ Việt Nam Anh Hùng vừa mới qua đời thọ 101 tuổi. Chúng tôi lặng lẽ vào viếng Mẹ mà nước mắt nghẹn ngào không nói lên lời. Mẹ có chồng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống pháp và con Trai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống mỹ. Đám tang Mẹ được Huyện Uỷ, UBND, HĐND, Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc huyện đảo Cát Hải tổ chức trọng thể. Viếng Mẹ Việt Nam Anh Hùng Đoàn Thị Miều xong chúng tôi trao đổi nhanh với chi trưởng của dòng họ Đoàn về việc sưu tầm tư liệu và xin phép được ra về vì lúc này đã hơn 7 giờ tối. Nhưng nhất quyết các bác, các chú, các anh em trong họ giữ lại để dùng bữa cơm cùng gia đình vì đã ra đến đảo mà còn đòi về là bà con không cho phép. Trong bữa cơm chúng tôi trò chuyện mới biết bà con họ Đoàn ngoài đảo cũng có 2 chi và rất đoàn kết giỗ tổ chi này đều mời toàn bộ bà con của chi khác đến dự và có cả một phố là phố Núi. Cả phố hầu hết là người họ Đoàn. Và khách sạn lớn nhất ở đây là do người họ Đoàn quản lý. Nhưng vì công việc chúng tôi vẫn phải xin phép ra về để hôm sau còn đi làm. Về đến Hà nội cũng là lúc trận bóng đá giữa Ba Lan và CoLombia bắt đầu. Thật là một chuyến đi đầy kỷ niệm và thắm tình họ tộc.